Đời sống văn hóa

Khai hội, phục dựng trò chơi dân gian Đu tiên làng Phú Gia

Hương Giang 19:23 26/02/2024

Sau nhiều năm bị mai một, Lễ hội dân gian và trò chơi Đu tiên làng Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã được khai hội phụng dựng lại.

z5194660535137_cf019e49be06b3ea0ebfdab1b769a772.jpg
Nghi thức đánh trống khai hội dân gian đu tiên làng Phú Gia.

Ngày 25/2, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế và chính quyền địa phương xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc) tổ chức khai hội phục dựng lại trò chơi Đu tiên tại thôn Phú Gia (xã Lộc Tiến) sau nhiều năm bị mai một.

Đây là một trò chơi dân gian truyền thống từ xưa của bà con nhân dân làng Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc). Đến dự có Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian tỉnh Thừa Thiên – Huế và ông Nguyễn Hải Đăng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) cùng đông đảo người dân…

Theo các cụ cao niên trong làng, Đu tiên là một trò chơi dân gian đã có từ lâu đời tại làng Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cùng với các trò như hát bội, bài chòi và hò giã gạo. Khoảng năm 1954 làng Phú Gia cũng đã từng phục dựng lại tại địa điểm Cồn Chùa (làng Phú Gia, xã Lộc Tiến) và duy trì được 3 năm thì chiến tranh xảy ra nên không tổ chức lại được. Đến năm 1996 với quyết tâm của các cụ cao niên trong làng Phú Gia và có tổ chức lại nhưng sau đó bị hư hỏng, từ đó Lễ hội dân gian và trò chơi Đu tiên của làng Phú Gia cũng không được tổ chức hàng năm như trước đây.

Cuối năm 2018, trong lúc đi thâm nhập thực tế ở Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có những bài viết nghiên cứu và đề xuất phục dựng lại trò chơi dân gian Đu tiên tại làng Phú Gia là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân làng. Sau đó, được sự hỗ trợ kinh phí của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế nên đến nay trò chơi dân gian Đu tiên đã được phục dựng lại theo truyền thống của bà con nhân dân nơi đây.

z5194627497036_78eced29d151e112bf224943ebcbea33.jpg
Đu tiên trong ngày hội tại làng Phú Gia.
z5194661434585_3fc6e39ff97cfa736f603570b0f3d9ad.jpg
Các đại biểu và đông đảo người dân đến dự.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế và các cụ cao niên trong làng, Lễ hội dân gian và trò chơi Đu tiên tại làng Phú Gia được tổ chức từ Mồng 1 đến Mồng 6 tết và về nguyên lý trò chơi Đu tiên ở làng Phú Gia cơ bản đều giống với một số địa phương khác. Giàn đu tiên được tạo hình như cái guồng lấy nước vào ruộng, đây chính là hình ảnh đặc trưng thể hiện đời sống dân cư của nền văn minh lúa nước. Giàn đu tiên ở Phú Gia được làm qui mô vừa phải, mỗi lượt có 4 người chơi và dựng 4 trụ có hai trếch đu để đặt trục gỗ, luồn 4 đôi thân tre.

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, việc phục dựng lại Lễ hội dân gian cùng với trò chơi Đu tiên ở làng Phú Gia hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy những trò chơi dân gian đã bị mai một. Sau khi phục dựng thành công trò Đu tiên và về tương lai có thể xây dựng hồ sơ thành di sản phi vật thể cấp Quốc gia, đồng thời còn là điểm nhấn của một sản phẩm du lịch đóng góp cho ngành du lịch huyện Phú Lộc và vịnh đẹp Lăng Cô.

Bài liên quan
  • khai hội Đền Sóc năm 2024
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng đón xuân Giáp Thìn 2024; đúng 6 giờ 45 phút, sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội Đền Sóc năm 2024, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (Sóc Sơn - Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15 - 17/2/2024 (tức ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng Âm lịch).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Khai hội, phục dựng trò chơi dân gian Đu tiên làng Phú Gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO