Khác biệt phở bò Hà Nội và Nam Định

VnE| 04/05/2021 14:55

Phở bò Hà Nội có nước dùng thanh, ngọt còn phở bò Nam Định đậm đà nhờ nước mắm cá cơm.

Bánh phở Hà Nội có độ mỏng và dai mềm, khi trụng nước sôi không bị nát. Sau đó người nấu thái thịt bò trần qua đặt lên, thêm hành lá, hành chẻ và chan đều nước dùng. Phở ngon là phở có nước dùng trong và ngọt, bánh phở mềm và thịt bò tái hồng. Vị thịt trong nước dùng thuần, không bị phá vỡ bởi các loại rau thơm mà kết hợp hài hòa.

Thịt bò là tinh hoa của mỗi bát phở, được lấy từ thăn, nạm, gầu bò hoặc lõi bò. Phở Hà Nội thường chuộng thịt thái miếng mỏng, dính theo chiều dài thớ, điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, cọng rau thơm trông như bức tranh đầy màu sắc. Nước phở trong và thanh, thịt bò thơm béo, hương vị hòa quyện với hành kèm sợi phở trắng mềm.


Phần xương ống được đập hai đầu để tuỷ dễ dàng ngấm vào nước dùng trong quá trình ninh, phần thịt và gân bám xung quanh xương không được lọc quá sạch. Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên nồi nước dùng ngọt vị. Nước luộc xương lần đầu thường bỏ để khỏi nhiễm mùi hôi, sau đó thêm gừng, thảo mộc vào, đun sôi, vớt bọt cho đến khi đạt độ trong.


Theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết (68 tuổi), phở Hà Nội truyền thống được bán trên những đôi quang gánh. Hương phở thoảng khắp phố phường nhờ nước dùng ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc như: quế, hồi, gừng, thảo quả. Ngoài ra có thể thêm sá sùng cho đậm ngọt và gia giảm bằng nước mắm.
Phở từ lâu trở thành bữa sáng trứ danh bất cứ ai đến Thủ đô đều thưởng thức. Ảnh: Ngọc Diệp

Phở từ lâu trở thành bữa sáng trứ danh bất cứ ai đến Thủ đô đều thưởng thức. Ảnh: Ngọc Diệp






















Về cách ăn, người sành ăn phở chỉ cách ăn phở Hà Nội đúng điệu là không vắt chanh và thêm tương ớt, chỉ dùng giấm tỏi và ớt tươi. Tuy nhiên, nhiều hàng phở hiện nay phục vụ đầy đủ chanh, ớt, giấm tỏi và quẩy đi kèm. Thực khách có thể tham khảo một số địa chỉ bán phở bò ngon như phở Tư Lùn trên phố Hai Bà Trưng, phở gia truyền 49 Bát Đàn, phở Khôi Hói 50 Hàng Vải...

Khác với phở Hà Nội phở Nam Định có hương vị đậm đà hơn nhờ cốt nước mắm cá. Theo nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, tác giả cuốn "Hà Thành – Hương vị xưa cũ", nhắc đến phở Nam Định là nhắc tới Phở Cồ. Phở Nam Định xưa được gia tộc họ Cồ đem lên Hà Nội bán trên những xe đẩy.

"Nước dùng phở được chế biến từ xương bò ninh nhừ với đầy đủ gia vị hương liệu như như hành khô, gừng nướng đập dập, thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, nước mắm loại ngon...", bà Tuyết Nhung nói.

Phở Cồ bao giờ cũng có điểm chung là dùng nhiều gừng, nước mắm. Nước dùng ngọt đậm và ít dậy mùi quế, hồi. Phần xương chính sử dụng từ xương ống, có thể thêm đuôi bò để tạo độ ngậy. Mỗi nồi nước lèo, chủ hàng thường ninh từ 6 giờ chiều hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau mới hoàn thành. Khi ninh, nước luộc lần thứ hai mới dùng làm nước lèo để tránh mùi hôi của xương bò. Gừng và củ hành nướng được cho vào làm thơm và trị vị ngậy. Tiếp theo cho thêm một ít nước lạnh đến khi sôi lại, rồi lại hớt bọt đến khi nước trong. Gia vị cho thêm vào sau đó, chủ yếu là nước mắm ngon vừa đủ dậy mùi và nước ngọt mà không bị chát.

Bánh phở Nam Định có sợi to bản, thường là loại bánh tráng tay mỏng vừa phải, thái cũng bằng tay, sợi to gấp đôi sợi bánh thái bằng máy phổ biến tại Hà Nội. Sợi bánh ăn mềm mướt chứ không bao giờ dai cứng hay bở nát, thấm trọn vị thơm ngọt của nước dùng.

Bước vào quán phở Nam Định, thực khách sẽ thấy nét đặc trưng bởi tiếng dao gõ lách cách, lập phập không nghỉ tay. Với lấy tảng thịt bò, chủ quán nhanh tay thái ra lát mỏng dính, băm giần cho mềm nhuyễn nhưng vẫn khéo léo để phần thịt nguyên tảng, không đứt rời. Sau đó, đầu bếp xếp thịt lên trên bánh phở, rải đều hành hoa, chan nước lèo.

Bát phở bê ra tỏa hơi nghi ngút. Nước dùng có váng mỡ, đậm vị mắm, xương bò và tiêu. Khi thưởng thức thực khách thêm ớt xay, ớt tươi, dấm và ăn kèm quẩy giòn loại nhỏ.

Phở bò Nam Định không thể thiếu nước mắm ngon. Ảnh: Tùng Anh.

Phở bò Nam Định không thể thiếu nước mắm ngon. Ảnh: Tùng Anh





























Phở bò Nam Định đậm hương thịt bò, phong vị mặn mòi từ nước mắm miền biển. Không có nước mắm ngon thì dẫu có cho bao nhiêu gia vị, mì chính cũng không thể cho ra hương vị phở Nam Định đúng điệu.

Những hàng phở Nam Định còn đặc trưng bởi những tảng thịt bò treo trước quầy, những mảng tường ám khói đen kèm theo mùi hương thịt bò. Một địa chỉ thưởng thức phở Nam Định ngon cho thực khách tham khảo là Phở Cồ 48 Hàng Đồng.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Khác biệt phở bò Hà Nội và Nam Định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO