Kết nối du lịch Hà Nội - Hà Giang

An Nhi/HNMO| 16/09/2017 15:07

Hà Giang có thế mạnh đặc biệt về du lịch khi sở hữu hệ thống danh thắng, cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử gắn liền với những sự kiện trọng đại của đất nước và nền văn hóa đặc sắc của 19 dân tộc. Thế nhưng, để kết nối Hà Nội với Hà Giang nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, xây dựng những tour, tuyến du lịch hấp dẫn, chất lượng đến nơi này thì còn nhiều việc phải làm.

Kết nối du lịch Hà Nội - Hà Giang
Cột cờ Lũng Cú, điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Giang. Ảnh: Minh Phụng

Điểm đến giàu tiềm năng

Nhắc đến Hà Giang không thể không nói đến những địa danh nổi tiếng như ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bãi đá cổ Nấm Dẩn, cao nguyên đá Đồng Văn, dinh thự nhà Vương, cột cờ Lũng Cú… Nơi đây nhiều năm qua là địa điểm quen thuộc của những tín đồ du lịch “phượt”, những người muốn trải nghiệm cảm giác khám phá.

Gần đây, Hà Giang xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, tỉnh đã đề ra nhiều nghị quyết và chương trình hành động để phát triển du lịch, mục tiêu là đến năm 2020 Hà Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của khu vực miền núi phía Bắc, đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch quốc gia. Vì vậy, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng các tour, tuyến nhằm thuyết phục du khách chọn Hà Giang là điểm đến.

Ngoài việc khai thác những điểm du lịch nổi tiếng kể trên, tỉnh đã xây dựng một loạt sản phẩm du lịch mới để giới thiệu với các công ty lữ hành, khách du lịch trong và ngoài nước. Tour “Mây nắng Chiêu Lầu Thi” đưa du khách đến điểm "săn mây" tuyệt đẹp mang tên Chiêu Lầu Thi thuộc xã Hồ Thầu (huyện Hoàng Su Phì), khám phá hệ động, thực vật phong phú như khỉ, gấu, nai, hoẵng hay những cây chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi... Tour “Vượt thác Minh Tân” dành cho du khách ưa thể thao mạo hiểm, có hoạt động chèo kayak dọc suối dốc hay câu cá, picnic trong rừng… Cũng là tour du lịch mạo hiểm, nhưng “Trời xanh cao nguyên” đưa du khách trải nghiệm loại hình dù lượn trên cao nguyên đá Đồng Văn, ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ của vùng đất này. “Lịch sử giữa lưng trời” là tour tìm hiểu văn hóa, lịch sử, kiến trúc tại các địa danh nổi tiếng của địa phương từ thời Pháp thuộc cho đến ngày nay.

Theo ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch thế hệ trẻ, Hà Giang còn nhiều tiềm năng du lịch, ví dụ như phát triển loại hình leo vách đá thể thao hoặc chèo thuyền kayak chinh phục thác ghềnh sông Nho Quế tại hẻm vực Tu Sản - cảnh quan kỳ vĩ nhất đèo Mã Pì Lèng. Hoặc điểm đến động Lùng Khúy với hệ thống nhũ đá lộng lẫy trên cao nguyên đá Đồng Văn đang được khai thác khá hiệu quả, cần được đầu tư về giao thông để tiện cho việc đón du khách…

Xúc tiến các hoạt động quảng bá tại Hà Nội

Hà Nội là điểm đến quan trọng của du khách trong nước và quốc tế, chưa kể người dân Thủ đô cũng có nhu cầu du lịch, khám phá những vùng đất mới như Hà Giang. Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Red Tours, Hà Giang chỉ cách Thủ đô hơn 300km, rất đáng để các doanh nghiệp khai thác tour, tuyến nối hai điểm đến này. Đặc điểm của tuyến du lịch Hà Giang là phong cảnh đặc sắc, văn hóa các dân tộc độc đáo cùng nghệ thuật ẩm thực hấp dẫn. Với đối tượng khách lớn tuổi, ngoài giá trị cảnh quan, văn hóa thì nhu cầu trở lại vùng đất ghi dấu những sự kiện lịch sử của đất nước là khá lớn. Một tour du lịch 4-5 ngày với hướng dẫn viên thuyết minh về từng điểm đến trên đường đi, bố trí điểm dừng chân có dấu ấn là phù hợp với nhu cầu của du khách - cả trong nước và quốc tế...

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Anh Dũng, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tích cực phối hợp cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức các đoàn khảo sát tour du lịch từ Thủ đô lên Hà Giang. Sở Du lịch Hà Nội đang xúc tiến các hoạt động quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa đặc sắc của Hà Giang tới người dân Thủ đô và du khách tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận thông qua các video, triển lãm, lễ hội văn hóa... Với khoảng 15.000 - 20.000 lượt người đến không gian đi bộ vào mỗi cuối tuần, địa điểm này khá hiệu quả để quảng bá du lịch.

Tuy nhiên, một số thành viên của Câu lạc bộ Du lịch cộng đồng (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) có góp ý về dịch vụ lưu trú và ẩm thực tại Hà Giang, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tốt, còn thiếu thốn và giá cả đắt đỏ. Vào những dịp cao điểm như mùa lễ hội hoa tam giác mạch, lượng khách đến Hà Giang khá đông và ngay cả các đơn vị lữ hành cũng không thể tìm nơi lưu trú cho khách của mình một cách dễ dàng. Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho khách quốc tế có thể làm thủ tục đến tham quan Hà Giang ngay ở Hà Nội để tiết kiệm thời gian và có điều kiện tổ chức chuyến đi tốt nhất cho khách.

Về những vấn đề này, lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đều khẳng định sẽ sớm có giải pháp cải thiện tình hình, tăng số lượng cơ sở lưu trú, đặc biệt là các buồng lưu trú chất lượng từ 3 sao trở lên; kêu gọi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch đồng thời xây dựng quy chế, quy định quản lý du lịch theo hướng bền vững, thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch và du khách.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Tiềm năng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội phát triển
    Dự thảo Nghị quyết về quy định tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Điều 18 của dự thảo đã nêu rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa. Những chính sách này được kỳ vọng sẽ sớm được triển khai trên thực tế, mở ra cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
  • Tập thơ “Trắng mây tóc mẹ”: Chất chứa cảm xúc yêu thương
    Sáng 13/4, tại trụ sở Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội), buổi ra mắt tập thơ “Trắng mây tóc mẹ” của nhà thơ Trương Anh Tú đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam, do NXB Kim Đồng tổ chức với tên gọi “Trắng mây tóc mẹ: Mở trang sách – Chạm vần thơ”.
  • Lễ hội Tràng An - Di sản ngàn năm của Việt Nam
    Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
  • Hà Nội ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng tại các quận, huyện trong một tuần
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 191 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 12 trường hợp so với tuần trước.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Kết nối du lịch Hà Nội - Hà Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO