Kế thừa, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của hương ước xưa

HNM| 04/07/2021 07:21

Theo các nhà nghiên cứu, hương ước là một thuật ngữ dùng để chỉ những quy ước do các làng xã tự soạn ra. Tùy từng làng xã khác nhau mà hương ước cũng được gọi bằng những tên khác nhau như: Hương khoán, hương lệ, khoán ước, khoán lệ, điều ước, tục lệ. Các hương ước đều xoay quanh những quy định về cơ cấu tổ chức làng xã, các quan hệ xã hội, cách xử lý đối với công điền, công thổ, an ninh trật tự, tục lệ cưới xin, ma chay, các nghĩa vụ với chính quyền, khen thưởng và xử phạt...
Kế thừa, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của hương ước xưa
Đình làng Bát Tràng, Hà Nội. Ảnh: Lê Giang

Ở vùng ngoại thành Hà Nội xưa, nhiều hương ước thành văn hiện còn được lưu giữ đã cho thấy muôn mặt cuộc sống đời thường của người dân nơi đây. Đơn cử như hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) lập năm 1923 không chỉ có những điều mục về chính trị  - xã hội (tổ chức hội đồng giáp biểu, cách bầu cử, sưu thuế, sự kiện cáo, sự canh phòng trong làng, canh ngoài đồng, việc cấp cứu, vệ sinh, cầu đường, xét gian lận, giữ công sản) mà còn có những điều mục về phong tục quy định về điền thổ, hôn lễ, tang lễ, tế tự, khao vọng, vị thứ... Hay như hương lệ xã La Nội, Ỷ La (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông) thì kê ra các điều ước về việc phụng thờ thần cầu phúc, quý tước tôn hiền, vụ nông trọng cốc (chăm lo sản xuất và coi trọng trồng cấy), tục cấm đánh bạc, phòng trộm cướp, giữ gìn an ninh...

Có một điểm chung của hương ước vùng ngoại thành Hà Nội xưa rất dễ nhận thấy, đó là các hương ước đều đưa ra quy định chặt chẽ, rõ ràng, đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng. Hương ước làng Tiên Tiến thuộc tổng Phương Hanh, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gồm 127 điều, trong đó có một số điều quy định rất cụ thể như: “Ai làm việc riêng mà hại đến đường, cầu cống chung của làng thời phạt người ấy từ 1 hào đến 1 đồng, phải đắp đền ngay” (điều 62), “Cấm không ai được chăn trâu bò trên bờ ruộng khi đã cấy lúa. Ai phạm phạt 1 hào, nếu trâu bò ăn lúa của người ta lại phải đền nữa” (điều 65).

Hương ước làng Xa Mạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Phúc Yên (nay thuộc xã Xa Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội) quy định về trách nhiệm với sự an toàn của cộng đồng, làng xóm, ghi rõ: “Gặp lúc cần cấp như là cướp bóc hay đê sản, trừ những người 60 tuổi trở lên và những người yếu đuối, còn người làng nghe hiệu, đều phải lập tức đến cứu, nếu ai trễ biếng không đến cứu, Hương hội xét thực, phạt từ 2 đến 5 hào” (điều 38).

Tục lệ xã Thuần Mỹ, tổng Tường Phiêu, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có quy định: “Dân trong xã nếu người nào trộm trâu bò, gà lợn và các đồ vật hoa quả... bắt được sẽ phải bồi thường. Lại phạt 30 quan tiền hoặc nếu ai dẫn dắt bọn hung đồ về làng sinh sự điều tra đúng sự thực sẽ bị phạt 50 quan tiền, xóa khỏi hương tịch. Nếu người nào bắt được bọn trộm sẽ được thưởng tiền 10 quan. Bắt được bọn cướp thì được thưởng 20 quan” (điều 28).

Vì từng làng soạn thảo trên cơ sở những đặc điểm riêng của địa phương mình nên một số điều khoản trong các hương ước có sự khác biệt. Đáng chú ý, nhiều hương ước thể hiện những nội dung rất tiến bộ. Về sự vệ sinh, hương ước làng Ước Lễ, tổng Ước Lễ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) trong điều mục nêu rõ: “Muốn cho người làng mạnh khỏe cần phải theo phép vệ sinh, một là phòng bệnh, hai là chữa bệnh” (điều 52), “Cấm không ai được vứt vật uế ra ngoài đường và làm nhà xí bên đường. Ai phạm cầm thì Hội đồng phạt từ 1 hào đến 5 hào” (điều 54), “Các giếng nước uống phải tìm cách giữ gìn cho được trong sạch. Những phí tổn về sự sửa giếng dân trích tiền công để chi” (điều 55).

Về giáo dục, lệ làng Bát Tràng (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) điều 84, 85, 86 nêu: “Làm cha mẹ phải cho con theo sở đẳng học thực, vậy phải lập một học đường trong làng để trẻ con đến đây học”, “Tiền chi phí về học vụ với lại tiền lương giáo sự thời lấy tiền công dân mà chi những khoản ấy”, “Cứ theo nhẽ thời trẻ con 8 tuổi phải đến trường học”.

Điểm lại một số hương ước vùng ngoại thành Hà Nội xưa, không chỉ thấy được phần nào cuộc sống của ông cha ta mà còn hiểu thêm về phong tục, lề thói, giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đã được tạo dựng qua nhiều thế hệ. Theo PGS.TS Đỗ Thị Hảo (Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) nếu loại đi tất cả những hủ tục như khao vọng, chè chén, sự bất bình đẳng về ngôi thứ, sự khắc nghiệt đến tàn nhẫn đối với phụ nữ của ngày xưa, chắc rằng những điều mục trong hương ước đã góp phần không nhỏ tạo nên nét thanh lịch, những thuần phong mỹ tục của người Hà Nội. Trong bối cảnh hiện nay, khi chương trình xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch tiếp tục được chú trọng, việc kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp trong những hương ước xưa là điều rất cần lưu tâm.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Kế thừa, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của hương ước xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO