Chuyển động Hà Nội

Huyện Phú Xuyên: Nỗ lực chuyển mình, xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nguyễn Sinh 07:41 13/01/2024

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Xuyên hân hoan đón chào mùa Xuân mới trong niềm phấn khởi. Những thành tựu lớn đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong năm 2023 đã tạo tiền đề và động lực quan trọng để Phú Xuyên vững tin bước vào năm mới 2024 với nhiều thành tựu mới.

huyen-phu-xuyen.jpg
Những thành tựu lớn đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong năm 2023 cho Phú Xuyên vững tin bước vào năm mới 2024 với nhiều thành tựu mới.

Theo đó, công tác xây dựng nông thôn mới được Huyện ủy, HĐND - UBND huyện chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở đã được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn trong triển khai thực hiện. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nhất là xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện từng bước hiện đại theo hướng đô thị.Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được ưu tiên đầu tư đảm bảo an toàn trong phòng chống lũ, tiêu thoát nước.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành, phát triển các vùng chuyên canh tập trung về nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, trồng rau, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng tạo điều kiện để phát triển bền vững. Đồng thời đã chủ động kiểm soát tốt công tác phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.

Đến nay huyện Phú Xuyên đã có 3 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 là Đại Thắng, Tri Trung và Phúc Tiến. Năm 2003, huyện Phú Xuyên đã hoàn thành hồ sơ đề nghị các sở ngành thẩm định chính Ủy ban Nhân dân thành phố xét, công nhận bà xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và hai xã đạt chuẩn NTM mới kiểu mẫu.

Xây dựng NTM đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giúp nhiều hộ gia đình làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành, phát triển các vùng chuyên canh tập trung về nuôi trồng thủy sản chăn nuôi, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; bước đầu hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng tạo điều kiện để phát triển bền vững. Đồng thời đã chủ động kiểm soát tốt công tác phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.

Chương trình OCOP mới được triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Toàn huyện hiện có 222 sản phẩm OCOP (trong đó 156 sản phẩm được công nhận 4 sao, 62 sản phẩm 3 sao và 4 sản phẩm đã hết hạn không tham gia đánh giá lại). Nhờ có sự phát triển kinh tế làng nghề giúp đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 65 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 0,9%...

Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhiều làng nghề truyền thống ở các xã Đại Thắng, Vân Từ, Chuyên Mỹ, Phú Yên,...được mở rộng và phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân có nhiều tiến bộ. Công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Là địa phương có nhiều làng nghề phát triển, thời gian qua, Phú Xuyên được coi là đột phá trong xây dựng, phát triển, đưa các cụm, điểm công nghiệp làng nghề vào hoạt động. Toàn huyện Phú Xuyên hiện có 43 làng nghề được thành phố công nhận, trong đó 42 làng nghề đang hoạt động với 546 doanh nghiệp, hợp tác xã và 17.600 hộ sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thu nhập từ làm nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt tới 80 triệu đồng/người/năm. Trong đó, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Khảm trai ở xã Chuyên Mỹ là thủy tổ nghề khảm trai có từ thế kỷ 11; nặn tò he ở Xuân La, xã Phượng Dực có cách đây 300 năm và là làng nghề nặn tò he duy nhất ở Việt Nam... Ngoài ra còn có những làng nghề tiêu biểu khác như: May comple ở Vân Từ, giày da Phú Yên, đan cỏ tế xuất khẩu ở Phú Túc, đồ gỗ cao cấp ở Tân Dân, Nam Tiến, nghề cơ kim khí ở Đại Thắng, dệt lưới chã ở xã Quang Trung... Các làng nghề trên địa bàn đã có thương hiệu, đứng vững tại thị trường trong nước, một số sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia. Có 4 nhãn hiệu làng nghề được công nhận là Giày da xã Phú Yên, Khảm trai xã Chuyên Mỹ, Kẹo cổ Hoàng xã Hoàng Long, Mộc Chanh Thôn, xã Nam Tiến.

Bên cạnh đó, từ chỗ không có cụm điểm công nghiệp phục vụ làng nghề, đến nay, trên địa bàn có 4 cụm công nghiệp đang triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, cụm công nghiệp Phú Túc quy mô 5,94ha, cụm công nghiệp Đại Thắng quy mô 7,37ha cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đưa vào hoạt động; cụm công nghiệp Phú Yên, quy mô 10ha, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đang triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật; cụm công nghiệp Vân Từ quy mô 7,0ha, đến nay đang triển khai thủ tục giải phóng mặt bằng…

khu-cong-nghiep-ho-tro-nam-ha-noi-lam-diem-trung-chuyen-hang-hoa-nong-san-tu-cac-tinh.jpg
Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội làm điểm trung chuyển hàng hóa nông sản từ các tỉnh

Với mục tiêu nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị văn minh, đô thị xanh; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị đoàn kết, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, Phú Xuyên tập trung lãnh đạo chỉ đạo, rà soát từng phần việc trọng tâm, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Trong đó, huyện chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên…

Những thành tựu to lớn đạt được trong năm 2023 là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân huyện Phú Xuyên. Đây cũng là nguồn động lực to lớn để Phú Xuyên vững tin bước vào năm mới 2024 với nhiều thành tựu mới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Phú Xuyên: Nỗ lực chuyển mình, xây dựng nông thôn mới nâng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO