Kiến trúc - Quy hoạch

Hưng Yên xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng

Kim Thoa 22/07/2023 13:00

HĐND tỉnh Hưng Yên ban hành Nghị quyết số 368/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2027.

hanoimoi.com.vn-uploads-lanhuong-2016-5-12-_cauvt11112015102648_bwau.jpg
Hưng Yên xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng (ảnh minh hoạ)

Theo nghị quyết, dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng qua huyện Văn Giang, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động và thành phố Hưng Yên. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 9.275 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2027.

Tuyến đường có điểm đầu tại Km0+000, ranh giới tỉnh Hưng Yên và Hà Nội tại Km76+984 trên đường ĐT.378 (đê sông Hồng), xã Xuân Quan, huyện Văn Giang; điểm cuối khoảng Km55+680 giao đê tả sông Hồng tại Km133+500, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng L=55,68 km, quy mô đường cấp 2 đồng bằng.

Trên tuyến dự kiến sẽ xây dựng 2 cầu vượt qua kênh thủy lợi tại Trạm bơm Liên Nghĩa, Trạm bơm Nghi Xuyên và cầu Nghi Xuyên phù hợp với quy mô qua sông, kênh thủy lợi. Thiết kế các nút giao bảo đảm phù hợp quy hoạch, bảo đảm an toàn giao thông và năng lực thông xe qua các nút giao…

Các đoạn qua khu đô thị xây dựng vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 5m. Trên hè lát đá, lát gạch, bên dưới bố trí các công trình ngầm (đường ống thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện). Dọc hai bên hè đường bố trí các hố trồng cây với khoảng cách giữa các hố trung bình 8m.

Việc tổ chức triển khai thực hiện dự án bảo đảm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành có liên quan bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư. Việc triển khai dự án cần tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm yếu tố an toàn, ổn định của công trình và yếu tố kinh tế - kỹ thuật của dự án.

Đây được xác định là công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của tỉnh Hưng Yên nhằm kết nối các di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phố Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, kết nối giao thông vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình. Là bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX.

HĐND tỉnh giao UBND tỉnh báo cáo các cơ quan Trung ương, bộ, ngành có liên quan xem xét, thẩm định và quyết định đầu tư dự án theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật khi đã bảo đảm về nguồn vốn để triển khai thực hiện./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hưng Yên xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO