Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: Hướng tới sự phát triển bền vững đất nước

Sơn Dương| 24/11/2021 16:25

Sáng nay 24/11, tại phòng họp Diên Hồng, tòa nhà Quốc Hội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chính thức được khai mạc, Hội nghị dự kiến diễn ra trong một ngày và tổ chức theo hình thức trực tuyến… đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tới tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư; cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, sở, ngành trung ương, các tổ chức chính trị, trí thức của Trung ương; các phóng viên, thông tấn báo chí trung ương và địa phương đến dự và đưa tin…

Nhiệt Liệt chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị tại điểm cầu phòng Diên Hồng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Nguyễn Trọng Nghĩa đã trình bày Báo cáo tóm tắt về việc Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững đất nước; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái; Đảng ta đã xác định trọng tâm để lãnh đạo văn hóa bao gồm ba lĩnh vực: tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Đây là ba yếu tố rất cơ bản của đời sống văn hóa cần tập trung xây dựng để đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế...

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao & Du lịch nhấn mạnh: “Sau 35 năm đổi mới, đặc biệt từ khi đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng về văn hóa như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và phát triển con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng”.

Nhận thức về vai trò của văn hóa và con người ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Các lĩnh vực, loại hình và sản phẩm văn hóa phát triển đa dạng. Các hoạt động, sinh hoạt văn hóa được tổ chức rộng khắp, sôi nổi từ Trung ương đến địa phương và cơ sở dân cư. Công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa được quan tâm đẩy mạnh. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên thiên và di sản kí ức thế giới được công nhận, bảo tồn, tôn tạo, gắn kết với phát triển du lịch. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã phát huy tác động tích cực, thu hút đa dạng nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa… Bên cạnh đó, đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa con người trong thời gian vừa qua còn một số yếu kém; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

Nhiệt Liệt chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: Tại Thủ đô Hà Nội, phát triển văn hóa được tổ chức rộng khắp, sôi nổi từ Thành ủy đến địa phương và cơ sở dân cư. Công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa được quan tâm đẩy mạnh. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên thiên và di sản kí ức thế giới được công nhận, bảo tồn, tôn tạo, gắn kết với phát triển du lịch. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã phát huy tác động tích cực, thu hút đa dạng nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô. Nhiều chủ trương, biện pháp, phong trào đã được Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố thực hiện, để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, các cơ quan , đơn vị, doanh nghiệp đạt được kết quả tích cực. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng nếp sống và văn hóa ứng xử nơi công cộng và bước đầu đã có hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đời sống xã hội.

Nhiệt Liệt chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Thủ đô cũng  được cải thiện rõ rệt và ngày càng phong phú, đa dạng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Công tác phát triển và quản lý các hoạt động thông tin , truyền thông được đẩy mạnh. Thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng. Hệ thống báo chí được quy hoạch lại theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng. Công tác xuất bản, in ấn, phát hành được quản lý tốt hơn, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Nhiệm vụ ây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế được coi trọng và bước đầu phát huy được hiệu quả. Việc thực hện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và phát triển thị trường văn hóa đã có chuyển biến. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới  và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới được thực hiện chủ động,  tích cực và đạt  nhiều kết quả tốt.

Có thể thấy, trên thế giới hiếm có Thủ đô của nước nào kết hợp được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa như Hà Nội. Từ khi trung tâm của vùng đất thiêng “núi Tản - sông Hồng” trở thành kinh đô, hơn một nghìn năm đã trôi qua. Với Thăng Long - Hà Nội, chiều dài của thời gian đã tôn cao bề dày của văn hiến. Đó là những giá trị trân quý mà biết bao thế hệ đã vất vả xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và kiên cường bảo vệ bằng xương máu. Để hôm nay, Hà Nội - thành phố “Rồng bay”, “nơi lắng hồi núi sông”, “nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa” những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 các di sản văn hóa phi vật thể; trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tư liệu thế giới và 1.350 làng nghề, làng có nghề; Số lượng nghệ nhân được phong tặng nhiều nhất cả nước.

Đặc biệt, Hà Nội đang là một trong những thành phố có cơ cấu dân số vàng (với 51,7% dân số trẻ)... Do đó, để cụ thể hóa các quan điểm mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam được đặt ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, bám sát tình hình thực tiễn của Thủ đô, thành phố Hà Nội tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa có tính căn cơ, lâu dài trên tinh thần đổi mới sáng tạo, có tính đột phá, để hoàn thành trọng trách nặng nề và vẻ vang ấy, Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, xác định phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, sáng tạo, vừa phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu đạt được, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những cơ hội, huy động được nguồn lực tổng hợp và nhất là nguồn lực từ niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí, ý chí và khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển nhanh, bền vững Thủ đô.

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; Sự giúp đỡ của các Bộ, Ban, ngành Trung ương, các địa phương, bạn bè trong và ngoài nước. Hà Nội mong muốn và đề nghị Trung ương cho chủ trương, Quốc hội sớm thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô gắn với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, tạo thể chế, môi trường thuận lợi để Hà Nội phát huy hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực rất quan trọng là văn hóa và con người Thủ đô, nhằm tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn mới, để Hà Nội hòa nhịp cùng cả nước, chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: Hướng tới sự phát triển bền vững đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO