Chuyển động Hà Nội

Hội nghị tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Huyền Anh 18/06/2024 10:27

Ngày 18/6, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tới đội ngũ báo cáo viên và khối văn hóa – xã hội thuộc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Đào Xuân Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng đội ngũ báo cáo viên thuộc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương

Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV một lần nữa lên án và đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật gồm 6 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Hội nghị tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND Thành phố về thực hiện “Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.

img_8259.jpeg
Tiến sỹ Trần Thị Minh Thi báo cáo viên tuyên truyền tại Hội nghị.

Báo cáo viên tuyên truyền tại Hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Minh Thi, Tổng Biên tập Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã truyền tải khái quát những thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, nội dung tuyên tuyền tập trung vào 4 nội dung chính, bao gồm: Ý nghĩa của gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; Đặc điểm và thách thức của gia đình hiện nay; Bạo lực gia đình và một số văn bản pháp luật mới; Kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, thấu hiểu, sự gắn kết và tình dục; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...

Tiếp tục giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình

Đối với vấn đề về gia đình, Tiến sỹ Trần Thị Minh Thi khuyến cáo mọi người cần tiếp tục tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Bởi lẽ, gia đình Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức như: Tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng, trong đó tỷ lệ ly hôn ở các thành phố cao hơn nông thôn. Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam hiện nay còn gặp những thách thức không nhỏ như: sự bất bình đẳng về phúc lợi gia đình diễn ra giữa các nhóm thu nhập, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng tăng trong khi độ bao phủ và nguồn lực của hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội còn hạn chế; chức năng kinh tế hộ gia đình đang chuyển đổi, theo hướng gia đình trở thành đơn vị tiêu dùng nhiều hơn.

img_8258.jpeg
Quang cảnh Hội nghị.

Bạo lực là hành vi xấu gây tổn thương đến người khác bằng hành động hoặc lời nói. Bạo lực gia đình là ngược đãi, đánh đập, gây áp lực khiến những thành viên khác trong gia đình bị tổn thương về mặt tâm lý và sức khỏe. Hơn nữa, bạo lực gia đình còn được hiểu là sự xúc phạm, ép buộc và cưỡng chế những thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình khiến hạnh phúc tan vỡ, tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm khiến cho những đứa trẻ trong gia đình có bạo lực có thể bị ảnh hưởng xu hướng bạo lực từ gia đình. Hiện nay, đây là một trong những vấn nạn mà cả xã hội nhức nhối và cần có biện pháp để loại bỏ.

Riêng về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình, báo cáo viên Trần Thị Minh Thi cho biết, tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao, trong đó bạo lực đối với phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối và khó vượt qua mà phụ nữ phải đối mặt trên quy mô toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 2019 trên 5,976 phụ nữ Việt Nam từ 15-64 tuổi cho thấy, ngoại trừ tình trạng bạo lực tình dục, tỷ lệ bạo lực ở tất cả các hình thức năm 2019 đều thấp hơn so với năm 2010, nhưng tình hình còn khá phức tạp. Cứ ba phụ nữ thì gần hai phụ nữ (62.9%) từng có chồng/bạn tình bị bạo lực thể xác, tình dục, tâm lý (tinh thần và kiểm soát hành vi) và/hoặc bị bạo lực kinh tế do chồng/bạn tình gây ra ở trong đời.

Trước đây, nguyên nhân chủ yếu các vụ ly hôn do bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hiện nay bạo lực gia đình không phải là lý do chính mà còn do nhiều vấn đề khác như: không hợp nhau về lối sống, suy nghĩ...

Có nhiều hình thức bạo lực trong gia đình như: Bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục; tảo hôn, ép hôn; mua bán người; bạo lực thân thể; bạo lực kinh tế; bạo lực tinh thần; bạo lực tình dục.

"Bạo lực lớn nhất với phụ nữ hiện nay là "im lặng", không tìm kiếm sự giúp đỡ. Hầu hết (90,4%) phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ. Chỉ rất ít (4,8%) tìm kiếm sự giúp đỡ, từ công an. Tỷ lệ này hầu như không thay đổi so với tỷ lệ 87,1% phụ nữ không tìm kiếm sự giúp đỡ theo Điều tra năm 2010"", Tiến sỹ Trần Thị Minh Thi nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn, Ban Tổ chức đã giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Thông qua Hội nghị tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Ban Tổ chức mong muốn đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho 9 cá nhân
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 13/3/2025 về việc tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho 9 cá nhân thuộc các quận, huyện Hoàng Mai, Long Biên, Mê Linh và Đông Anh.
  • Đảng bộ Hà Nội: Thi hành Điều lệ Đảng nghiêm túc, hiệu quả góp phần phát triển Thủ đô giàu mạnh
    Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy đảng Thủ đô thời gian qua đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ Thành phố thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành Điều lệ Đảng, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có vi phạm, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của toàn Đảng bộ Thành phố.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Hà Nội điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính
    Ngày 13/3/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTPVHCC về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính.
  • Hà Nội tổ chức hội thảo để tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
    Sáng nay 14/3, Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”. Hội thảo được diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí của Hà Nội đang gia tăng và luôn ở mức báo động.
  • Hà Nội tổ chức Giải thưởng chất lượng quốc gia
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về tổ chức hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia trên địa bàn năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội và khát vọng xây dựng, phát triển Thành phố toàn cầu
    Với truyền thống lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, Thủ đô Hà Nội luôn phát huy vai trò là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Hà Nội phê duyệt danh sách 94 cửa hàng Đại lý Dịch vụ công trực tuyến
    94 Đại lý Dịch vụ công trực tuyến của 3 nhà mạng viễn thông gồm VNPT, MobiFone và Viettel đã được Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội phê duyệt đưa vào hoạt động.
  • [Podcast] Những quy định mới về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
    Chương VII: Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ gồm 6 điều, từ Điều 80 đến Điều 85, quy định về: Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ; Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Thống kê tai nạn giao thông đường bộ; Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
  • Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng
    Ngày 17/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO