Văn hóa - Xã hội

Triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, thống nhất, hiệu quả

Trung Kiên 21/05/2024 16:07

Để triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

luat-gia-dinh.jpg
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai, thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, sẽ tập trung vào các nội dung:

Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ; các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả rà soát về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2024.

Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2023). Đồng thời xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện. Thời hạn trình các văn bản trước ngày 15/10/2024.

Bộ Công an chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 /12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình về nội dung liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Thời hạn trình trước ngày 15/12/2024.

baoluc-2.jpg
Nhiều hình thức tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức ở các tỉnh, thành phố ở nước ta.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ rà soát các quy định của Luật, quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật

Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng.

Triển khai các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các hình thức cụ thể; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Cơ quan thực hiện nội dung này gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khác. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đề nghị MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đến các hội viên. Thời gian thực hiện nội dung trên diễn ra hằng năm.

Ngoài ra, hằng năm Bộ VH-TT&DL, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật theo lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO