Hoàng Thuỳ Linh chia sẻ về gia đình: Mẹ là nữ tướng, bố giống triết gia!

trithuctre| 05/04/2018 10:27

Trong mắt Hoàng Thuỳ Linh, mẹ cô là một "nữ tướng", còn bố thì lại giống một "triết gia" trầm ngâm và chiêm nghiệm.

Hoàng Thuỳ Linh chia sẻ về gia đình: Mẹ là nữ tướng, bố giống triết gia!

Nhìn Hoàng Thuỳ Linh rạng rỡ và xinh đẹp hôm nay, không phải ai cũng biết được hết những đắng cay, ê chề cô từng phải trải qua trong quá khứ. Thế nhưng không một lời trách móc, không hằn học sâu cay, Hoàng Thuỳ Linh chọn cách tự mình đứng lên trên đống đổ nát ấy và lấy lại những gì mình xứng đáng.

Xuất hiện trong chương trình "Một tiếng kể hết" của Afamily phát sóng tối 4/4, Hoàng Thuỳ Linh mong muốn chia sẻ năng lượng sống tích cực mà mình may mắn có được đến với mọi người.

Cùng với đó, Hoàng Thuỳ Linh cũng chia sẻ về bố mẹ mình và những điều cô trăn trở tại thời điểm hiện tại.

Linh của 10 năm sau scandal: Lạc quan và tràn đầy năng lượng tích cực

Đã hơn 10 năm trôi qua. Cô gái Hoàng Thuỳ Linh ở tuổi 19 và 29 khác xa nhau lắm rồi. Trước đây, Linh từng buồn. Nhưng giống như khi bạn đã chịu đủ nỗi đau rồi thì sẽ không còn thấy đau nữa. Ngày hôm nay, Linh không muốn nhắc đến những điều không vui, những điều tiêu cực.

Tại thời điểm hiện tại, Linh là một người hoàn toàn yêu đời. Linh đã hiểu bản thân và biết mình muốn gì. Bởi vậy, Linh sẽ sống cuộc đời này một cách ý nghĩa hơn. Thay vì quan tâm đến điều mọi người mọi người nói, những định kiến của xã hội, thì Linh sẽ quan tâm đến chính bản thân mình và những người mình yêu thương.

Linh muốn dành thời gian để theo đuổi ước mơ, giống như cô bé ngày xưa từng ước mơ trở thành bác sĩ, giáo viên, công chúa hay một điều gì đó lớn lao hơn nữa...

Linh nghĩ, tất cả những điều mình cảm thấy khó vượt qua nhất đôi khi không phải đến từ người khác, mà đến từ chính bản thân mình. Có những bức tường không phải do người khác xây mà do chính mình xây.

Nếu ngày nào bạn cũng nói với một cái cây rằng nó xấu lắm, nó không tốt đâu, không phát triển được đâu thì cái đây đó khó mà trở nên đẹp đẽ, rực rỡ và xứng đáng nhất với nó được.

Nếu ngày qua ngày Linh đều tự nhủ rằng mình tốt, mình làm được. Cái gì chưa biết mình sẽ học thêm, tìm hiểu thêm. Cái gì chưa đủ tốt mình sẽ chấn chỉnh hoàn thiện lại. Cứ tích luỹ dần thêm, rồi đến một lúc nào đó Linh sẽ trở thành con người mình từng nghĩ, và sẽ làm được những điều mình từng hy vọng.

Đó là lý do tại sao Linh thường hay nói với những người bên cạnh rằng hãy nghĩ đến những điều lạc quan nhất. Suy nghĩ sẽ dẫn đường cho hành động và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.

Còn áp lực cũng chẳng sao cả. Linh nghĩ đến một lúc đủ lớn, bạn phải thấy thấy yêu thích áp lực, tập làm quen với nó và mong muốn áp lực sẽ đến với mình. Vì chắc chắn một điều rằng khi vượt qua được một áp lực càng lớn bao nhiêu, thì điều tốt đẹp mà bạn nhận được lại càng lớn bấy nhiêu.

Và dẫu sao, Hoàng Thuỳ Linh vẫn muốn cám ơn tất cả những điều đã đến trong cuộc đời mình. Dù chưa bao giờ mong muốn quá khứ ấy xảy ra, nhưng nếu không có những năm tháng đó, không có những bài học đó thì sẽ không thể có được Hoàng Thuỳ Linh của hiện tại.

Đằng sau thành công của con là những sợi tóc bạc trên đầu ba mẹ

Trong gia đình Linh, mẹ giống như một "nữ tướng". Rất xông xáo, xốc vác. Linh hay gọi vui mẹ là "chị Huệ", vì mẹ của Linh rất trẻ trung, lạc quan nhưng có một sức chiến đấu mãnh liệt. Từ khi còn nhỏ Linh đã có thể nói với mẹ tất cả mọi điều mà không phải giấu diếm gì cả.

Đôi khi, mẹ có những hành động "nhí nhảnh" ngang mình. Cứ bật nhạc lên là nhảy. Có những hôm Linh ngồi nghe nhạc, một lúc quay lại đằng sau đã thấy mẹ đang nhảy rồi. Mẹ nhảy một chút vừa để có sức khoẻ, vừa như là trêu mình nữa.

Khi lên sân khấu Linh cũng rất giống mẹ. Chỉ cần nghe tiếng nhạc, nghe những tiếng vỗ tay hay thấy ánh đèn thôi là cảm giác như mình có thể quên hết mọi thứ. Lúc ấy, trong mắt mình chỉ còn những điều đã và đang đam mê.

Còn bố Linh thì thâm trầm hơn, giống như một "triết gia" trong nhà. Linh thấy mình giống bố nhất những khi ngồi suy nghĩ, đọc sách hay nhìn nhận một vấn đề xã hội nào đó. Hoặc khi đối diện với một thông tin nào đó của chính mình với một thái độ nhẹ nhàng, bình thản nhất. Bố là người như vậy.

Bố Linh cũng nấu ăn rất ngon. Mỗi lần Linh về chơi bố lại muốn tự tay vào bếp nấu ăn cho Linh. Vì bố rất thương con gái. Linh luôn nghĩ rằng tình yêu của bố dành cho con gái rất tuyệt vời, nhưng khác với người mẹ một chút, nó sẽ giữ kín hơn và thể hiện bằng hành động nhiều hơn.

Ba mẹ lúc nào cũng chỉ mong Linh hạnh phúc. Từ bé ba mẹ đã không bao giờ tiêm nhiễm vào đầu Linh những ham muốn vật chất hay khát khao phải trở thành một ai đó có tầm ảnh hưởng. Ba mẹ chỉ muốn Linh trở thành một đứa trẻ tốt, được mọi người yêu quý, sống lạc quan yêu đời với một thái độ tích cực.

Cho tới tận bây giờ, tất cả những gì Linh làm, Linh đều chia sẻ và hỏi ý kiến của bố mẹ. Đó là một thói quen. Và hơn hết bởi vì tất cả những điều Linh làm, đều là vì muốn bố mẹ được hạnh phúc.

Linh thấy bản thân mình may mắn vì khi đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống, thì đều có ba mẹ ở đó chứng kiến. Bây giờ Linh cũng không muốn ba mẹ phải suy nghĩ gì cho mình nữa, mà muốn được lo cho ba mẹ nhiều hơn.

Lúc xây nhà cho bố trên Tam Đảo, Linh chợt nhận ra tóc bố đã bạc rất nhiều rồi. Linh thấy bố gầy hơn, rồi đợt bố vừa ốm. Rồi những lúc nằm tâm sự với mẹ, mẹ bảo này ra đây nhổ cho mẹ cái tóc sâu... Lúc đó, Linh chỉ có một mong muốn thời gian hãy ngừng lại.

Linh chưa bao giờ tiếc tiền, vì nghĩ tiền mình có thể kiếm ra được. Nhưng thời gian thì không như vậy. Linh rất quý trọng thời gian, quý trọng những giây phút bình yên bên ba mẹ.

Với Linh, không có điều gì quan trọng hơn gia đình. Linh cũng không biết dùng từ nào để nói về tình cảm dành cho bố mẹ. Không phải vì đó là bố mẹ của mình nên mình mới yêu thương, trân trọng. Mà thực sự, đó là những người đã luôn bảo vệ, chở che cho Linh trong khoảng thời gian sóng gió, buồn bã nhất.

Nếu không phải là con của bố mẹ, không được may mắn sinh ra trong một gia đình tuyệt vời đến thế, có lẽ giờ này chẳng bao giờ có được một Hoàng Thuỳ Linh như hiện tại.

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hoàng Thuỳ Linh chia sẻ về gia đình: Mẹ là nữ tướng, bố giống triết gia!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO