Hoa hậu Phạm Hương, Mỹ Linh “đụng hàng”

KTĐT| 14/09/2018 07:40

BST thứ tư của NTK Trần Hùng mang tên “Ville De Fleurs - Thành phố ngàn hoa” đang cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng của mình khi chỉ trong vài ngày, các thiết kế của anh liên tục được các hoa hậu hàng đầu Việt Nam hiện nay như Phạm Hương, Đỗ Mỹ Linh, Ngọc Châu, Tường Linh… ưu ái lựa chọn diện khi tham dự tại các sự kiện hoặc chụp bộ ảnh mới.

Không thể kể hết được bao nhiêu thiết kế trong BST “Ville De Fleurs” của NTK Trần Hùng đã “đụng hàng” chỉ trong vài ngày này. Tính đến hiện tại, chiếc đầm dây organza lệch một bên vai màu hồng vô cùng ngọt ngào và trang nhã đang chiếm ưu thế lớn nhất, khi đã có tới năm mĩ nhân cùng diện thiết kế này.
Cụ thể, Hoa hậu Phạm Hương đã diện các thiết kế mới nhất trong bộ ảnh mới ra mắt nhân dịp sinh nhật tuổi 27 của cô. Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại diện trong đêm Dạ tiệc tri ân thuộc khuôn khổ “Hoa Hậu Việt Nam 2018”. Việc hai hoa hậu xinh đẹp và hot nhất hiện nay, cùng xuất hiện trong một mẫu đầm chỉ trong vài ngày đã tốn không ít “chất xám” của các nhà báo trong việc so sánh và bầu chọn ra nàng hậu nào là người mặc đẹp nhất. 
Tuy nhiên, người đầu tiên diện mẫu đầm này lại chính là người mẫu Thùy Trang - người được ưu ái đặt cho danh xưng “Hoa hậu của làng người mẫu Việt”, và cũng là gương mặt gắn liền với những thiết kế tên tuổi của NTK Trần Hùng.
Cô đã mặc chiếc đầm này trong buổi gặp gỡ ông hoàng bóng đá Michael Owen giữa tháng 8 vừa qua. Và mới đây nhất, Hoa hậu Tường Linh và Á hậu 1 Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 Trương Mỹ Nhân cũng diện đúng thiết kế này trong bộ ảnh quảng bá mới của mình.
Top 3 Miss Supranational - Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 vừa đăng quang cũng đã chọn ngay BST này của NTK Trần Hùng để mặc trong bộ hình quảng bá quan trọng đầu tiên của mình. Chiếc váy mong manh màu xanh ngọc do Hoa hậu Ngọc Châu mặc được đính những đóa hoa trà trắng tinh khôi đầy tinh tế.
Á hậu 2 Hoàng Vũ Hiên diện trên mình chiếc váy màu khói được đính hoa mai anh đào vô cùng lãng mạn nhưng lại rất gợi cảm và cá tính với phần khoét ngực sâu và chi tiết sợi dây mỏng uốn quanh ngực theo hình ziczac; hay lại vừa e ấp mong manh, vừa gợi cảm trong chiếc váy trắng tinh khôi mỏng manh đính vô vàn đóa hoa mai anh đào trắng.
Tất cả các chi tiết hoa này được NTK Trần Hùng cùng các thợ may lành nghề nhất của mình cẩn thận cắt bằng tay, sau đó cắt dán từng chiếc lông vũ và bố trí tạo khối để cho ra tác phẩm rừng thân cây chạy dọc thân váy.
Các thiết kế này cũng được Hoa hậu Phạm Hương và Hoa hậu Tường Linh diện trong bộ ảnh mới ra mắt, cũng như Hoa hậu - tân Siêu mẫu Việt Nam 2018 Quỳnh Hoa - người đã thể hiện xuất sắc trang phục này trong thử thách do chính NTK Trần Hùng ngồi ghế giám khảo.
Có thể thấy trong những năm gần đây, thành quả mà NTK Trần Hùng gặt hái được là một sự khẳng định vững chắc về chuyên môn khi các thiết kế của anh được xuất hiện trên hàng loạt tạp chí thời trang danh tiếng quốc tế như Vogue, Marie Claire, L’ Officiel, Elle…
Và mới đây, anh đã được mời làm giám khảo của chương trình “Siêu Mẫu Việt Nam 2018”. Được sự tin tưởng và yêu thích của rất nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hoa hậu hàng đầu Việt Nam, đó là động lực lớn lao để NTK Trần Hùng không ngừng sáng tạo, cho ra những thiết kế tuyệt mĩ nhất để tôn vinh vẻ đẹp Việt.
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Hoa hậu Phạm Hương, Mỹ Linh “đụng hàng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO