Hà Nội

Hiệu quả từ mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn

Ly Ly 11:22 06/12/2023

NHN - Việc triển khai nhân rộng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” nhằm cụ thể hoá việc đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng đi sâu vào cuộc sống, đồng thời là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng hình ảnh di tích lịch sử, điểm đến an toàn, hấp dẫn, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Triển khai sâu rộng, đồng loạt

Để tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử theo chỉ đạo của Thành phố, trong đó có Quy tắc ứng xử nơi công cộng, các quận, huyện, thị xã đã triển khai nhân rộng các mô hình quy tắc ứng xử gồm: Mô hình “Bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp”; Mô hình “chung cư văn hóa, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung”; Mô hình “cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng” và phải kể đến là mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn”.

Điều đáng nói, dù triển khai chưa lâu, song đến nay, mô hình này đã trở thành thói quen hằng ngày, nét đẹp văn hóa của nhân dân và du khách khi đến các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và nơi thờ tự.

Theo báo cáo của huyện Thạch Thất, tính đến thời điểm hiện tại, 20/23 xã, thị trấn đã đăng ký thực hiện mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”. UBND các xã, thị trấn căng treo phông nhận diện mô hình, niêm yết nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng (tại di tích), niêm yết tiêu chí mô hình tại khu vực trung tâm di tích. Huyện quán triệt các Tiểu Ban quản lý di tích tổ chức thực hiện tốt Quy tắc ứng xử tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; đối với người trông coi phải ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, đúng mực; trang phục phù hợp; ưu tiên giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em; bảo vệ cảnh quan môi trường; nhắc nhở người đến tham quan, hành lễ tại di tích chấp hành quy định, nội quy; trang phục phù hợp; giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; bảo vệ cảnh quan, môi trường; thực hiện nghi thức truyền thống theo quy định.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thạch Thất triển khai mô hình điểm “Danh lam thắng cảnh Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại chùa Tây Phương xã Thạch Xá. Huyện đoàn Thạch Thất triển khai thực hiện mô hình vẽ tranh bích hoạ gắn với việc xoá điểm chân rác; triển khai công trình, phần việc thanh niên trong xây dựng đô thị văn minh tại 11 xã: Bình Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng, Hương Ngải.

Tăng cường vai trò của các cấp hội phụ nữ

Hà Nội có 5.922 di tích trải rộng khắp các quận, huyện, thị xã và việc xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự cũng là nội dung quan trọng của thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Bên cạnh yêu cầu xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”, Kế hoạch 306/KH-UBND của UBND thành phố về “Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”, tại Kế hoạch số 210/KH-UBND về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, thành phố đề xuất Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố xây dựng mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”, với ít nhất 40 mô hình trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025.

2.jpg
Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa năm 1993

Ngay sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã triển khai thực hiện điểm mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu” và nhân rộng đến 35 điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, đoàn thể tiếp tục triển khai mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn”. Điều này sẽ góp phần tạo nền nếp ứng xử văn minh, tạo cảnh quan sạch đẹp cho các di tích.

Đơn cử, ở huyện Đông Anh, các di tích tại xã Cổ Loa được chọn làm nơi đầu tiên triển khai mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”. Ngoài di tích Thành cổ Cổ Loa, xã Cổ Loa còn nhiều di tích đình, đền, chùa khác. Để thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cổ Loa đã tích cực tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thôn, xã và đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện các Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các điểm di tích trên địa bàn xã. Các chi hội phụ nữ vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh, các hộ gia đình đang sinh sống, bán hàng tại các khu di tích ký cam kết, trong đó có nội dung ứng xử văn minh, không chèo kéo khách.

Từ việc triển khai xây dựng mô hình, các chị em đã tổ chức ra quân thực hiện nhiều đợt vệ sinh môi trường, dọn cỏ, rác, phế thải xây dựng ở đoạn đường tự quản được phân công từ ngã ba Chợ Sa vào khu di tích. Các tuyến đường vào di tích được trồng nhiều luống hoa, bồn hoa các loại, xanh hơn, sạch hơn.

Huyện Gia Lâm đã chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin chủ động phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hằng năm. Trong đó, có mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu” trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Một trong những điển hình là di tích đền-chùa Bà Tấm (xã Dương Xá).

Ban Quản lý di tích cùng Hội Liên hiệp phụ nữ xã Dương Xá đã tổ chức đặt thùng phân loại rác với khẩu hiệu nhắc nhở mọi người phân loại rác, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; bố trí nhiều giỏ hoa tái chế từ các can nhựa đã qua sử dụng vừa để trang trí, vừa truyền tải thông điệp vì môi trường. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phân công năm cán bộ, hội viên là hướng dẫn viên tại di tích, hỗ trợ các đoàn tham quan khi có nhu cầu nghe giới thiệu thuyết minh về di tích. Sau một thời gian ngắn triển khai, di tích trở nên sạch, đẹp hơn.

Sau gần 7 năm triển khai thực hiện, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã và đang mang đến những thay đổi rõ nét. Thông điệp về văn hóa ứng xử được lan tỏa mọi lúc, mọi nơi, góp phần đẩy lùi những hành vi ứng xử thiếu văn hóa; đồng thời, khích lệ sự ra đời của ngày càng nhiều người tốt, việc tốt vì đời sống văn hóa cộng đồng, trong đó có việc ứng xử văn minh, lịch thiệp tại các di tích.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Quận Tây Hồ: “Dân vận khéo” nhằm phát huy sức mạnh xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 11-12, Quận ủy Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Tây Hồ; tổng kết công tác dân vận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả từ mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO