Hàng ngoại lộng hành gắn mác ‘made in Vietnam’ móc túi người tiêu dùng

Minh Anh (TH)/ tiêu dùng| 13/09/2019 07:58

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ "Made in Vietnam" để lừa người tiêu dùng.

Tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Hải quan làm gì để chống buôn gian lận xuất xứ hàng hóa?" do Tổng cục Hải quan phối hợp Báo Hải quan tổ chức ngày (10/9). Ông Nguyễn Khánh Quang - Phó cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vàtrên địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp.

Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động. Đặc biệt, nổi lên tình trạng hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ "Made in Vietnam" để lừa người
. Bên cạnh đó, còn có các thủ đoạn gian lận xuất xứ hàng hóa (C/O) của Việt Nam để được ưu đãi thuế.

Hàng ngoại lộng hành gắn mác ‘made in Vietnam’ móc túi người tiêu dùng

Ảnh minh họa.

Cụ thể, mới đây, lực lượng hải quan đã kiểm tra, phát hiện 4 xe tải vận chuyển một lô hàng lớn từ biên giới phía Bắc vào Việt Nam tiêu thụ. Hàng hóa trên xe ước tính khoảng 100 tấn, bao gồm: Quần áo, phụ tùng xe máy, xe đạp điện, hàng điện gia dụng… Toàn bộ hàng hóa đều có xuất xứ Trung Quốc nhưng nhiều sản phẩm lại gắn mác sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí các sản phẩm gia dụng còn ghi rõ nơi sản xuất là tại quận Hà Đông (Hà Nội), có hạn bảo hành 01 năm, có giấy tờ chứng nhận hợp quy chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao.

Ngoài ra, một số vụ tráo xuất xứ khác như trường hợp như Công ty TNHH XNK Trần Vượng, trong tờ khai hải quan có khai báo là loa kết hợp với máy ghi và tái tạo âm thanh, hàng mới 100% có xuất xứ Trung Quốc, trị giá hàng hóa ghi trên theo khai là 10.217 USD tương đương 238.880.655đ.

Tuy nhiên, khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thì phát hiện có 600 loa thùng kéo và 1.200 micro. Trên thùng carton và mocro có ghi tiếng Việt, nội dung: Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở Quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh; Made in Việt Nam. Công ty đã khai báo sai về tên hàng, công suất, số lượng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Hiện cơ quan chức năng đang đề nghị khởi tố vụ án .

Công ty TNHH XNK Trần Vượng, trong tờ khai hải quan có khai báo là loa kết hợp với máy ghi và tái tạo âm thanh, hàng mới 100% có xuất xứ Trung Quốc, trị giá hàng hóa ghi trên theo khai là 10.217 USD tương đương 238.880.655đ.

Tuy nhiên, khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thì phát hiện có 600 loa thùng kéo và 1.200 micro. Trên thùng carton và mocro có ghi tiếng Việt, nội dung: Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở Quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh; Made in Việt Nam. Công ty đã khai báo sai về tên hàng, công suất, số lượng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Hiện cơ quan chức năng đang đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

Tương tự, Công ty TNHH MTV XNK Thành Quý và Công ty TNHH Thương mại Aeolus Henan đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về, qua kiểm tra phát hiện 2.880 bút bi ghi nhãn hiệu Thiên Long, 438 bộ tay nắm khóa cửa Huy Hoàng, 287 dòng hàng không khai báo hải quan nghi vấn hàng giả nhãn mác. Hiện nay, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Công ty TNHH H.T (thành phố Hồ Chí Minh) khai báo nhập 6 container gạch ốp lát không tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ “Made in Viet Nam” nhãn hiệu ROYALGRESPORCELANTATO, sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Có thể thấy, hàng Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam” nhập về Việt Nam tiêu thụ hoặc xuất đi các trị trường thứ ba đang là mối nguy, gây tác hại khôn lường với các thương hiệu, sản phẩm Việt Nam. Ảnh hưởng lớn nhất và dễ thấy nhất chính là việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất uy tín, đứng trước nguy cơ bị tẩy chay vì gian lận thương mại ở các  đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Ngoài ra,  cũng là bên chịu thiệt lớn khi phải sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng với giá đắt hơn thực tế.

Tham gia tại buổi giao lưu, ông Âu Anh Tuấn - quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) nhận xét, quy tắc xuất xứ đối với một số mặt hàng còn lỏng lẻo, việc kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O còn chưa chặt chẽ.

“Có tình trạng doanh nghiệp nộp chứng từ không hợp lệ, sử dụng các chứng từ giả hoặc quay vòng chứng từ… nhưng hồ sơ xét cấp C/O vẫn lọt. Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính đã có văn bản cảnh báo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công thương về thực trạng này, kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”, ông Tuấn nói.

Trao đổi về các giải pháp chống gian lận và giả mạo xuất xứ hàng hóa, ông Nguyễn Phi Hùng - Cục trưởng Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết, pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt đối với tội danh này là phạt hành chính từ 3-30 triệu đồng. Tuy nhiên, trước tình trạng cấp bách hiện nay, phải tăng chế tài xử phạt, thậm chí là tội hình sự, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay.

Ông Hùng , trong thời gian tới cơ quan hải quan sẽ tăng cường các biện pháp như giám sát tại cửa khẩu, kiểm soát chặt với các mặt hành có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bất thường. Ngoài ra sẽ lưu ý với một số doanh nghiệp FDI lợi dụng chính sách thu hút đầu tư để gia công đơn giản, "tráng men" hàng nhập để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo cơ quan hai quan các địa phương siết chặt quản lý đối với các mặt hàng có nguy cơ cao trong gian lận thương mại như xe đạp điện, gỗ, điện tử, linh kiện điện tử, sắt thép, các sản phẩm sắt thép... đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan để giám sát "sức khỏe" các doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt rất lớn nhưng lại có chỉ tiêu thụ điện, nước, nhân công rất ít.

Được biết, hiện nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những quy chuẩn gắt gao trong việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Cá nhân, tổ chức nào cố tình vi phạm, ghi sai nhãn mác có thể đối diện với những khung xử phạt rất nặng. Ví dụ, tại Canada, gây hiểu lầm, hiểu sai về xuất xứ sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu đô la Canada, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù đến 14 năm. Ở Italy, tổ chức, cá nhân cố tình gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chuẩn có thể chịu phạt tới 100 nghìn euro.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Hàng ngoại lộng hành gắn mác ‘made in Vietnam’ móc túi người tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO