Du lịch bốn phương

Hàng chục nghìn du khách khai hội chùa Hương

Việt Thương 20:55 03/02/2025

Từ sáng sớm 3.2 (mùng 6 Tết), du khách đã có mặt tại khu vực bến đò, chuẩn bị di chuyển tham dự Lễ khai hội chùa Hương Xuân Ất Tỵ 2025.

dscf3405.jpg
Hàng chục nghìn du khách khai hội chùa Hương (ảnh: LĐ)

Là ngày đầu tiên đi làm nên du khách về khai hội Chùa Hương vắng hơn mọi năm. Trước ngày khai hội từ mùng 3 đến mùng 5 Tết, chùa Hương đã đón trên 87.000 lượt du khách. Dịch vụ xe điện từ 3 tuyến đường vào bến đò thuận tiện thông suốt.

Điểm mới của lễ hội chùa Hương năm nay là Ban tổ chức đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương phân luồng xuồng, đò hợp lý phục vụ du khách với giá niêm yết công khai không còn tình trạng chèo kéo khách từ xa. Mỗi lái đò như đều dùng điện thoại quét mã vé của khách. Do đó, quá trình mua vé, làm thủ tục check-in, lên thuyền diễn ra khá nhanh chóng.

Đặc biệt, du khách về trẩy hội Chùa Hương được uống nước miễn phí. Trên mỗi thuyền đều có ô che nắng mưa và các phao đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. 100% hộ kinh doanh, dịch vụ tham gia lễ hội đã được tập huấn về Luật Di sản văn hóa, thực hiện ký cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.

Để chuẩn bị đón tiếp, gần 4.000 thuyền đò của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Hương Sơn đã được sửa sang, sơn bằng màu xanh, trang bị đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che nắng, che mưa, ghế ngồi, nước uống miễn phí...

dscf3109.jpg
Gần 4.000 thuyền đò của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Hương Sơn đã được sửa sang, sơn bằng màu xanh... (ảnh: LĐ)

Ngày khai hội cũng là ngày đầu tiên người dân đi làm trở lại sau Tết Nguyên đán nên không còn tình trạng chen chúc, ùn ứ như những ngày trước đó.

Các bến, bãi đỗ xe được quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và giữ giá cả hợp lý. Công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông, và phòng cháy chữa cháy tiếp tục được siết chặt, đảm bảo môi trường lễ hội an toàn và thân thiện.

Ông Bùi Văn Triều, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, "Ngày khai hội, mặc dù trùng với ngày làm việc đầu tiên, lượng khách có giảm so với mùng 4, mùng 5 Tết nhưng vẫn đạt khoảng 20.000 khách. Số lượng đò thuyền phục vụ du khách năm nay khoảng 4.000 chiếc, và chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, kể cả trong những ngày cao điểm với 60.000-70.000 khách".

Về giá dịch vụ, giá vé tham quan thắng cảnh không thay đổi so với năm 2024, vẫn là 120.000 đồng, trong khi giá vé đò thuyền tăng từ 85.000 lên 100.000 đồng, đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông thủy, có ô che, nước uống miễn phí và tiếp nhận phản ánh từ du khách để cải thiện dịch vụ”, ông Triều thông tin thêm.

Ông Triều cho biết, đối với những trường hợp làm phiền du khách như vòi vĩnh hay các hành vi không đúng mực, Ban quản lý sẽ xử lý nghiêm, nhắc nhở và cam kết sẽ lập biên bản, xử lý nếu cần thiết. Đến nay, chưa gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào và đã có các biện pháp nhắc nhở các nhân viên và chủ phương tiện để bảo vệ quyền lợi du khách.

Đối với dịch vụ vận chuyển bằng cáp treo từ chùa Thiên Trù đi động Hương Tích vé khứ hồi là 260.000 đồng/người lớn, 180.000 đồng/trẻ em và người được ưu tiên. Giá đi một lượt là 180.000 đồng/người lớn, 120.000 đồng/trẻ em và người ưu tiên. Giá vé vận chuyển bằng xe điện từ bãi gửi xe đến bến đò là 20.000 đồng/người/lượt.

“Về cáp treo, lượng khách sử dụng dịch vụ này chiếm khoảng 60-70% tổng số khách tham quan mỗi ngày. Vì vậy, chúng tôi đã lên phương án điều tiết lượng khách ngay từ bến đò để tránh ùn tắc và đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cho du khách trong suốt quá trình tham quan”, ông Triều nói.

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025./.

Bài liên quan
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Lễ hội xuân miền di sản
    Địa linh, tự bản thân nó đã là nơi chung đúc nên linh khí và kiến tạo các giá trị vật thể của vùng đất. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, “nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây” (Chiếu dời đô), là một địa linh từ ngàn xưa. Ở nơi này, người người tụ họp, do cố kết với nhau, cộng mệnh cộng cảm mà thành ra những lễ hội của cộng đồng.
  • Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người
    “Lương tri” và “phẩm giá” con người, cùng sự kết tinh và thăng hoa của nó, - hai tiêu chí thiêng liêng và cao quý này, không dễ gì mà bạn bè quốc tế đã từng trân trọng dành cho chúng ta, coi đó là biểu tượng khí phách của Thủ đô Hà Nội và toàn dân tộc.
  • Quận Tây Hồ: Phát động phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhằm vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia phong trào trồng cây xanh trên địa bàn, ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025.
  • Gắn biển công trình Trường THPT Tây Hồ chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Ngày 3/2, trong không khí phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức lễ gắn biển công trình Trường THPT Tây Hồ, một sự kiện quan trọng chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hàng chục nghìn du khách khai hội chùa Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO