Du lịch bốn phương

Định hướng Festival Bốn mùa “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” và “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Hà Oai 14:45 26/01/2025

Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế gắn với định hướng Festival Bốn mùa Xuân – Hạ - Thu - Đông gồm loạt các hoạt động và chương trình liên tục, kéo dài trong suốt năm 2025.

Chuỗi các hoạt động động Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025

UBND Thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND 23/1/2025 về việc tổ chức Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 gắn với định hướng Festival Bốn mùa. Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” và Festival Huế 2025 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm mở đầu bằng Chương trình Công bố Festival Huế 2025 và Tái hiện sân khấu hoá Lễ Thiết Triều Nguyên đán ngày 1/1/2025 và kết thúc bằng Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2026 ngày 31/12/2025.

z6252711309794_6b262b2bed3aa80a562ce71192f2ace7.jpg
Tái hiện Lễ dựng nêu trong Đại nội Huế.

Theo đó, Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” kéo dài 3 tháng đầu năm với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa Tết đặc sắc và các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn Kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival Võ thuật Cố đô lần thứ I, Chương trình nghệ thuật Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025, Hoạt động kỷ niệm 50 năm giải phóng Thành phố Huế và 95 năm thành lập Đảng bộ Thành phố Huế, Hội nghị quốc tế về các ngành công nghiệp văn hóa - nền tảng phát triển du lịch bền vững cùng các hoạt động bên lề.

Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là Chương trình nghệ thuật Áo dài và Tuần lễ Áo dài cộng đồng. Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu” kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 với điểm nhấn là chương trình Tết Trung Thu bao gồm các hoạt động như Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025, Ngày hội Quảng diễn Lân - Sư - Rồng, Trình diễn Lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.

Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 với một số hoạt động, lễ hội tạo không khí cho mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế, điểm nhấn là Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025, Festival Âm nhạc quốc tế và Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.

Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô Quốc gia và tầm quốc tế gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương thành phố Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và các dịp lễ, kỷ niệm lớn khác của cả nước. Hưởng ứng, chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng nhằm góp phần khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế khác biệt của thành phố để tạo sự phát triển đột phá về du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng thời nhằm thúc đẩy mạnh mẽ liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong cả nước nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như liên vùng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng trong những năm tiếp theo. Tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Huế với thông điệp “Huế - Điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện” và khẳng định thương hiệu du lịch Huế “Huế - Kinh đô xưa, trải nghiệm mới”.

Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Để tổ chức hiệu quả Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025, UBND Thành phố Huế có Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 22/1/2025 về việc thành lập Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Ban tổ chức do Chủ tịch UBND Thành phố Huế làm Trưởng Ban Tổ chức, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế và các Phó Trưởng ban gồm đại diện lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Huế, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

z6252865038301_86d585f5f9b0ff0c5d32a9eac8c69df4.jpg
Thành lập Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025.

Ngoài ra, còn có các thành viên là Chánh Văn phòng UBND Thành phố Huế, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an Thành phố Huế, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thị xã và đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Thành phố Huế, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế. Bên cạnh đó, có các Tiểu ban Tài chính, Tiểu ban Nội dung - Kỹ thuật, Tiểu ban Tuyên truyền, Tiểu ban Lễ tân - hậu cần và Tiểu ban An ninh trật tự, y tế, môi trường.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Định hướng Festival Bốn mùa “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” và “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO