Văn hóa – Di sản

Hai ngôi đình của quận Long Biên được xếp hạng di tích cấp Thành phố

Mai Chi 07:49 17/11/2023

2 ngôi đình trên địa bàn quận Long Biên vừa được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố.

Theo Quyết định số 5842/QĐ-UBND ngày 15/11/2023 về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với di tích lịch sử đình Bắc Cầu 1 (Bắc Cầu Thượng), phường Ngọc Thụy; Di tích lịch sử đình Ngoài Mai Phúc (phường Phúc Đồng). Cả hai di tích vừa được xếp hạng cấp thành phố đều thuộc quận Long Biên. Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học di tích.

bac-cau-1.png
Đình Bắc Cầu 1 (Bắc Cầu Thượng) phường Ngọc Thụy là địa điểm tổ chức Lễ hội truyền thống của địa phương.

Sau khi di tích được xếp hạng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Long Biên chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới, triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.

UBND các phường: Ngọc Thụy, Phúc Đồng (quận Long Biên) quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ- UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thẳng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

qd-5842-2023-1-_001.png
Quyết định số 5842/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng di tích đối với đình Bắc Cầu 1 (Bắc Cầu Thượng) và đình Ngoài Mai Phúc (phường Phúc Đồng) thuộc quận Long Biên.

Nghiên cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND Thành phố Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Long Biên và UBND các phường Ngọc Thụy, Phúc Đồng (quận Long Biên) nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hai ngôi đình của quận Long Biên được xếp hạng di tích cấp Thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO