Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ mưa lớn diện rộng trong vài ngày tới

KTĐT| 08/10/2021 19:55

Do ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu cơn bão số 7 nên từ ngày mai (9/10) đến ngày 12/10, ở Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa to đến rất to.

Mưa lớn ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (8/10), ở khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Bắc Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa tính từ 7 giờ đến 14 giờ ngày 8/10) như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 158,8mm, Lộc Thủy (Thừa Thiên Huế) 120mm, Hải An (Quảng Trị) 42,4mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 52mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 28,2mm,....
Dự báo, do ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu cơn bão số 7 nên từ ngày mai (9/10) đến ngày 12/10, ở Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa to đến rất to.
Từ chiều 9/10 đến ngày 11/10, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300mm;
Từ ngày 10 - 11/10, ở phía Tây Bắc Bộ có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 50 - 100mm, có nơi trên 150mm;
Từ ngày 10 - 12/10, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150 - 350mm, có nơi trên 350mm.
Tại Hà Nội, từ chiều mai (9/10) đến ngày 11/10, có mưa to đến rất to.
Trong chiều tối và tối nay (8/10), khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 20 - 40mm, có nơi trên 50mm.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục mưa dông, cục bộ có mưa lớn
Hôm nay (8/10), ở khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa tính từ 7 giờ đến 14 giờ ngày 8/10) như: Tiên Hải (Kiên Giang) 39,4mm, Tân Phú (An Giang) 23,4mm, Thới Bình (Cà Mau) 21,2mm,...
Dự báo, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ trung bình nên từ nay (8/10) đến ngày 10/10 ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30 - 50mm/24h, có nơi trên 70mm/24h (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước đêm nay và ngày mai (9/10)Khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C.Phía Tây Bắc Bộ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng chiều tối mai khu vực Hòa Bình, Nam Sơn La có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C, có nơi trên 34 độ C.Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; riêng khu vực đồng bằng và ven biển có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C, có nơi trên 32 độ C.Khu vực từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có mây, phía Bắc có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; phía Nam đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C.Các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, phía Bắc đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió tây đến tây nam cấp 2 - 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C.Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió tây nam cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26 - 29 độ C.Các tỉnh Nam Bộ nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió tây nam cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29 - 32 độ C, có nơi trên 32 độ C.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
  • Những bộ phim Việt tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024
    Bốn bộ phim Việt được chọn để tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024 là "Mưa trên cánh bướm", "Cu li không bao giờ khóc" và hai phim ngắn...
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ mưa lớn diện rộng trong vài ngày tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO