Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung trao Quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư. (Ảnh: Viết Thành) |
Với kết quả này, Hà Nội trở thành địa phương đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI trong 30 năm qua. Còn 6 tháng đầu năm 2018, tổng số vốn FDI thu hút là 5,915 tỷ USD, Hà Nội đã tạm vượt lên đứng thứ nhất cả nước.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong thời gian tới, Hà Nội và các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc tiếp tục ưu tiên và kêu gọi đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch và các dự án liên kết, phát triển vùng, các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân; các nhà máy xử lý rác thải, xử lý bùn; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; các nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; các trường đại học, trường dạy nghề; các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ.
Danh mục 553 dự án gồm: 161 dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật; 36 dự án phát triển hạ tầng xã hội; 91 dự án phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch; 75 dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 90 dự án kinh doanh bất động sản...
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, TP Hà Nội cam kết tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, kiên định với mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”; sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu các đề nghị và đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo.
Thành phố cũng tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua bán, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm, tái tạo năng lượng, bảo vệ môi trường, các giải pháp phòng chống biến đổi khí hậu; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng trên cơ sở hài hòa lợi ích, khai thác thế mạnh của mỗi địa phương.