Chính sách & Quản lý

Hà Nội: Thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025

Văn Thiện 14:28 11/12/2024

Ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội hôm qua 10/12 đã quyết nghị thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025 và 430 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

111812_5706255757d3ed8db4c2.jpg
Các đại biểu nhấn nút biểu quyết thông qua nghị quyết.

HĐND TP.Hà Nội thống nhất thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 9.917,71ha; thông qua danh mục 430 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với tổng diện tích 1.095,66ha.

Về kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng, trên cơ sở danh mục dự án được HĐND TP thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của Thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách Thành phố năm 2025 của HĐND TP. Các dự án thuộc ngân sách cấp huyện để các quận, huyện, thị xã bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2025.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam cho biết, trong năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua danh mục 3.311 dự án thu hồi đất năm 2024 với tổng diện tích 14.442,37ha; 104 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa với tổng diện tích 329,868ha và 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ với diện tích gần 0,4ha.

Kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ước đến hết ngày 31/12/2024 ước đạt trên 60%. Vẫn còn một số dự án đã được thông qua năm 2024 chậm triển khai, chưa hoàn thành theo tiến độ.

Nguyên nhân chủ quan được ông Lê Thanh Nam lý giải, là do nhiều địa phương chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai giải phóng mặt bằng dẫn đến một số dự án còn chậm trễ, còn hạn chế.

Hơn nữa, Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều quy định mới trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất dẫn tới các quy trình, thủ tục có sự thay đổi.

UBND cấp huyện cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp quy định hiện hành nên mất nhiều thời gian hơn. Một bộ phận người bị thu hồi đất có tâm lý chờ đợi Luật Đất đai có hiệu lực để hưởng thêm các chính sách nên không phối hợp hoặc chậm bàn giao mặt bằng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO