Chính sách & Quản lý

Hà Nội dự kiến đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ, cải tạo 71 chợ trong năm 2025

Kim Thoa 19:06 06/12/2024

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 05/12/2024 về việc phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố năm 2025.

dsc08854.jpg
Hà Nội dự kiến đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ, cải tạo 71 chợ trong năm 2025 (ảnh minh hoạ)

Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố; khắc phục tình trạng cơ sở vật chất các chợ xuống cấp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân; Giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chợ.

Đồng thời huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố một cách tổng thể, đồng bộ cả ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành, cả các phường trong nội đô, các thị trấn và các xã vùng nông thôn khó khăn, xa trung tâm. Phát triển mạng lưới chợ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng của nhân dân, qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và nguồn thu ngân sách cho Thành phố.

Đáp ứng nhiệm vụ chỉnh trang, phát triển đô thị, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 90% các chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo Quyết định phê duyệt giá mới của UBND Thành phố; 100% các chợ phê duyệt sửa đổi Nội quy hoạt động, Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng... theo các quy định hiện thành; 100% các xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào Danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố.

Đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các chợ đang hoạt động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, chống lãng phí theo đúng các tiêu chí quy định, phát huy đầy đủ công năng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, văn minh thương mại; 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự.

Cụ thể, năm 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư xây chợ mới, xây dựng lại 34 chợ, trong đó: Xây mới: Quận Bắc Từ Liêm 4 chợ; Quận Hà Đông xây mới chợ La Cả; Quận Tây Hồ xây mới chợ - TTTM Xuân La; Huyện Thanh Trì 5 chợ; Huyện Đan Phượng xây mới chợ Trung Châu; Huyện Hoài Đức xây mới chợ dân sinh xã Minh Khai; Huyện Phúc Thọ xây mới chợ Thanh Đa; Huyện Phú Xuyên xây mới chợ Trung tâm xã; Huyện Thạch Thất xây mới chợ Hòa Lạc; Huyện Mê Linh 2 chợ; Huyện Gia Lâm 2 chợ; Huyện Đông Anh xây mới chợ Lắp Ghép; Huyện Thường Tín xây mới 3 chợ và Thị xã Sơn Tây xây mới chợ Viên Sơn. Quận Đống Đa xây lại chợ Khâm Thiên; Huyện Quốc Oai xây dựng lại Chợ phủ và xây mới 7 chợ.

Đồng thời, đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ trên địa bàn Thành phố năm 2025: các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa mỗi quận 1 chợ; các quận Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên mỗi quận 2 chợ; Quận Tây Hồ 3 chợ. Huyện Chương Mỹ 2 chợ; các huyện Thanh Trì, Sóc Sơn, Hoài Đức, Phú Xuyên, Ba Vì, Thị xã Sơn Tây mỗi huyện 2 chợ; các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh mỗi huyện 3 chợ; các huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Thanh Oai mỗi huyện 4 chợ; huyện Ứng Hòa và Thường Tín mỗi huyện 06 chợ; riêng huyện Phúc Thọ 8 chợ.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo thẩm quyền các nội dung về quản lý nhà nước về chợ: chuyển đổi chợ, phân hạng chợ, Phương án bố trí sắp xếp ngành hàng tại chợ…

Phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ sau khi được UBND Thành phố phê duyệt Quyết định mới thay thế Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn Thành phố; Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành.../.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
    Việc cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ tại thành phố Hà Nội là một nhiệm vụ cấp bách để chỉnh trang đô thị, tái thiết đô thị, song quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Để giải quyết những thách thức này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị các sở, ngành, quận, huyện cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, quyết tâm nỗ lực thực hiện Đề án, hướng tới một Hà Nội văn minh, hiện đại.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam
    Ngày 05/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững (IDH), các Hiệp hội trong lĩnh vực dệt may và da giày (Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam - VCOSA và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam - LEFASO) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”.
  • Hà Nội yêu cầu đảm bảo đủ thuốc cho phòng chống dịch và nhu cầu sử dụng trong dịp Tết 2025
    Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản số 6069/SYT-NVD yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội dự kiến đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ, cải tạo 71 chợ trong năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO