Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3

Duy Minh 15/09/2024 19:30

Tính đến thời điểm 19h00 ngày 14/9/2024, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...

14.jpg
Để giảm nhẹ thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố chủ động, kịp thời triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai như: dọn dẹp vệ sinh môi trường, chặt tỉa cây xanh gãy, đổ, công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ...

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội đã có báo cáo nhanh về tình hình triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão (Từ 7h00 đến 19h00' ngày 14/9/2024).

Tính đến sáng ngày 14/9/2024 Bắc Bộ, mực nước các sông Bùi, sông Tích, sông Cầu, sông Cà Lồ tiếp tục tượng thuỷ văn khu vực Đồng bằng và Trung du xuống chậm.

Quá trình lũ trên các sông diễn ra chậm, nên tình trạng ngập ủng còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, thấp ven sông, bãi bồi ngoài đề chính như: Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn.... đặc biệt khu vực đê hữu Bùi thuộc huyện Chương Mỹ và đê sông Tích thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Tình hình ngập úng và sự cố đê điều

Cập nhật đến 19h00' ngày 14/9/2024, khu vực nội thành Hà Nội: Khu vực nội thành: Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, đến thời điểm 18h00' ngày 14/9/2024, trên địa bàn Thành phố không còn điểm úng ngập.

Theo báo cáo của các Công ty Thuỷ lợi, đến 19h00' ngày 14/9/2024, các Công ty Thủy lợi đã vận hành 78 trạm bơm tiêu với 354 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.404.900 m3/h; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã vận hành mở đập Thanh Liệt từ thời điểm 08h00′ ngày 13/9, Trạm bơm Yên Sở hoạt động 16/20 bơm.

Khu vực ngoại thành: một số huyện vẫn còn tình trạng úng ngập nhà dân khu vực ven sông địa bàn các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hoà... 2. Sự cố công trình thủy lợi, đê điều.

Huyện Đông Anh: Hồi 05h ngày 14/9/2024, tại bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê vị trí giáp ranh giữa huyện Đông Anh và thành phố Từ Sơn do Công ty Khai thác CTTL Bắc Đuống quản lý xảy ra sự cố vỡ bờ với chiều dài khoảng 7m. Ban chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Từ Sơn và Công ty Khai thác CTTL Bắc Đuống đã xử lý giờ đầu. Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm và nhân dân của địa phương đã phối hợp khắc phục xong sự cố lúc 11h cùng ngày.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến ngập úng, sạt lở, sập đổ công trình...

Tình hình khắc phục, cứu trợ

Về công tác di dời dân: Theo báo cáo của các quận, huyện thị xã tính đến thời điểm 17h00' ngày 14/9/2024, các quận, huyện thị xã đã tổ chức di dời 75.297 người đến nơi an toàn, trong đó 43.972 người đã quay trở về nơi ở cũ chủ yếu tập trung tại các địa bàn: Tây Hồ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm...

Về công tác huy động lực lượng ra quân dọn vệ sinh môi trường: Tính đến thời điểm 19h00 ngày 14/9/2024, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người, một số quận, huyện có số lượng huy động lớn gồm: Nam Từ Liêm 60.000 người, Tây Hồ 12.000 người, Hoài Đức 10.000 người, Cầu Giấy 7.200 người.

Về công tác cứu trợ: UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 4756/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện năm 2024 để thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn (trong đó, huyện Chương Mỹ được hỗ trợ 10 tỷ đồng); Sở Công Thương hỗ trợ 3,5 tấn gạo, 400 thùng nước lọc (loại 24 chai/1 thùng); 96 thùng lương khô;

UBND huyện Chương Mỹ ban hành Quyết định số 5693/QĐ-UBND ngày 11/9/2024 tạm cấp hỗ trợ cho 11 xã trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, tổng số tiền 2.895 triệu đồng; cấp phát 27.000 lọ/tuýp thuốc kháng sinh đường ruột, điều trị tiêu chảy, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, sát khuẩn, điều trị da liễu, nấm ngoài da, viêm da, viêm da tiếp xúc và thuốc nhỏ mắt cho các xã, thị trấn vùng ngập lụt.

Để đảm bảo ổn định đời sống người dân, khắc phục, giảm nhẹ thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố chủ động, kịp thời triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai như: dọn dẹp vệ sinh môi trường, chặt tỉa cây xanh gãy, đổ, công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ...

Tiếp tục tăng cường kiểm tra hiện trường, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác bảo vệ đệ theo các cấp báo động, kịp thời phát hiện các sự cố và xử lý kịp thời ngay giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”. Đối với các khu dân cư ngoài bãi sông đang bị ngập lụt, nguy hiểm, tiếp tục thực hiện phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, kiên quyết di dời dẫn ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Tính đến ngày 14/9/2024, mực nước sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ vẫn đang ở mức cao, nguy cơ mất an toàn, đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố về việc dùng bơm nước ra hệ thống sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
    Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.
  • Trưng bày “Bút sắc, lòng son”: Tái hiện tinh thần, khí phách của người chiến sĩ cộng sản
    Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức. Trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/8/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch “Đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh trong lĩnh vực du lịch” nhằm thực thi hiệu quả các chủ trương, định hướng của Đảng, nhất là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW trong lĩnh vực du lịch.
  • Kết nối công nghệ – Kiến tạo tương lai sản xuất thông minh tại Việt Nam
    Với sự tham gia của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Diễn đàn Sản xuất thông minh Việt Nam 2025 nhấn mạnh vai trò tiên phong của ngành điện tử, bán dẫn trong ứng dụng công nghệ 4.0, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững theo định hướng Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO