Chính sách & Quản lý

Hà Nội kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Kim Thoa 07:27 03/08/2024

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND về việc kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

ha-noi-dong-cua-tat-ca-cac-diem-di-tich-danh-lam-thang-canh.jpg
Hoàng Thành Thăng Long

Mục đích của việc kiểm kê nhằm rà soát số lượng, phê duyệt danh mục di tích thuộc địa bàn 30 quận, huyện, thị xã phục vụ công tác quản lý nhà nước theo định kỳ. Hoạt động này cũng nhằm bổ sung, đánh giá, lập danh mục hệ thống di tích bao gồm: Tên gọi, loại hình, địa điểm xây dựng, quy mô kiến trúc, nhân vật lịch sử, di vật, hiện vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích, góp phần xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Từ đó, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ bảo quản thông tin, hồ sơ và văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý Nhà nước, nghiên cứu về di sản văn hóa của Thủ đô; từng bước giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Phạm vi kiểm kê là các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên trên địa bàn chưa có trong danh mục kiểm kê di tích do UBND các quận, huyện, thị xã cung cấp, đề xuất ngoài danh mục di tích đã được UBND Thành phố công bố tại Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND Thành phố Hà Nội.

Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân): Là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó; Di tích khảo cổ: Là địa điểm khảo cổ bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;

Danh lam thắng cảnh: Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó.

Nội dung kiểm kê là rà soát, thống kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên trên địa bàn chưa có trong danh mục kiểm kê di tích phải đầy đủ các nội dung cơ bản như sau: Tên gọi di tích; Địa điểm di tích; Loại hình di tích; Sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến di tích; Tình trạng quản lý đất đai; Tổng thể, kết cấu kiến trúc của di tích; Quá trình xây dựng, phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích; Thống kê hiện vật tiêu biểu của di tích.

UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kiểm kể di tích trên địa bàn.

UBND thành phố yêu cầu công tác kiểm kê di tích cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị với các đơn vị, cơ quan chức năng và các địa phương trên địa bàn, đảm bảo đúng quy trình, quy định pháp luật về di sản văn hóa.

Công tác kiểm kê di tích đúng đối tượng theo loại hình, số lượng, đủ dữ liệu, đảm bảo tính cập nhật theo yêu cầu kế hoạch đề ra. Việc thực hiện kiểm kê phải thiết thực, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch đang triển khai trên địa bàn thành phố; thu hút Nhân dân tham gia, đặc biệt là các địa phương có di tích./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Biểu tượng của cảnh sát biển Việt Nam
    Đó là một buổi sáng thứ 2 đầu tuần, tổ công tác kết hợp với Trường THPT Bình Liêu tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển cho các học sinh trong trường. Buổi tuyên truyền diễn ra với những màn hỏi đáp và phát quà khiến không khí trở nên sôi động...
  • Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công điện số 16/CĐ-UBND Hà Nội về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hoãn các chương trình lễ hội, sự kiện ở Festival Mùa thu Huế
    Thừa Thiên Huế tạm hoãn các chương trình lễ hội và sự kiện dự kiến tổ chức vào dịp Tết Trung thu trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024.
  • [Podcast] Tết Trung thu của người Hà Nội xưa
    Nhà văn Băng Sơn từng kể: Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Trẻ em rất náo nức và thích thú theo các đoàn múa lân, múa sư tử đi biểu diễn khắp các tuyến phố của Hà Nội và đến tận khuya mới giải tán”.  Chính vì vậy mà sự rộn rã háo hức chờ đón Trung Thu chỉ một phần nào đó kém Tết Nguyên Đán. Cùng với ý nghĩa đoàn viên, mang hạnh phúc, vui vẻ cho trẻ em, tết trông trăng của người Việt còn mang riêng màu sắc, hồn cốt quê hương với những chiếc đèn ông sao và đặc biệt không thể thiếu mâm cỗ Trung Thu đêm Rằm đủ loại thức quà thân thuộc, gần gũi, vừa để cúng tổ tiên, vừa là thứ để trẻ con phá cỗ đêm Rằm...
  • Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam quảng bá du lịch “Miền di sản diệu kỳ” tại Australia
    Nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Australia ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - TP Đà Nẵng - Quảng Nam phối hợp tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch “Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Vietnam Heritage” tại TP Melbourne (Australia).
  • Hà Nội: Hình ảnh mới nhất về tình hình mưa lũ tại xã Trung Giã, Sóc Sơn
    Đến rạng sáng ngày 12/9 mực nước sông Cầu vẫn ở trên mức báo động 3, tại xã Trung giã (huyện Sóc Sơn), địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước sông Cầu dâng cao nhiều tuyến đường vẫn ngập sâu, nhiều khu dân cư vẫn bị cô lập. Lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành công tác hỗ trợ, di dời người dân ra khỏi những vùng có nguy cơ rủi ro để bảo đảm an toàn.
  • Quận Tây Hồ bảo đảm tính mạng, đời sống người dân trong quá trình tránh lũ
    Được sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, kịp thời của thành phố Hà Nội, cả hệ thống chính trị quận Tây Hồ đã và đang nỗ lực triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống lụt bão và di chuyển gần 21.000 nhân khẩu về nơi tránh lũ an toàn.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lùi thời gian tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024
    Do tình hình mưa lũ phức tạp, Hà Nội quyết định lùi thời gian tổ chức Festival Thu Hà Nội từ ngày 19 đến 22/9.
  • Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ tại quận Tây Hồ
    Tối 11/9, kiểm tra chỗ ăn, ở của người dân đang tạm trú tại Nhà văn hoá phường Yên Phụ, quận Tây Hồ để phòng tránh mưa, lũ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm tốt cho đời sống của các hộ dân.
Hà Nội kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO