Chính sách & Quản lý

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Theo Hà Nội mới 25/07/2024 09:52

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...

cover-tbt-1721826002128-17218260031322076081557.jpg
tit-bac-trong-moi3.jpg

Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, có “thế rồng cuộn hổ ngồi”, với hướng “nhìn sông dựa núi”, từ kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc (cách đây hơn 2.000 năm), đến kinh đô Thăng Long của Nhà nước Đại Việt (khoảng 1.000 năm trước), và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với biết bao chiến công vang dội, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ và tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên.

Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố Sáng tạo”, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng… Đặc biệt, với vị trí địa chính trị quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước từ thời đại Hồ Chí Minh cho đến ngày nay, Đảng bộ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước…

b-trong-10.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngày 12-10-2020. Ảnh: Viết Thành

Cùng với đó, Hà Nội vinh dự, tự hào là một trong những địa phương nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư cũng chính là những định hướng lớn, là kim chỉ nam để Đảng bộ Hà Nội luôn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô toàn diện, trong đó, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu cho văn hóa, con người Việt Nam.

Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, Đảng ta đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Đặc biệt, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn... Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

trich-dan-1-chuan.jpg

Quan điểm của Tổng Bí thư cho thấy văn hóa có liên quan mật thiết, trực tiếp đến sự tồn vong, thịnh suy, phát triển, trường tồn của dân tộc, đất nước. Vì thế, trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ Hà Nội xác định phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng nền văn hóa Thủ đô theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc dân đi".

Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Đảng bộ Hà Nội đã cụ thể hóa và luôn thống nhất quan điểm, xác định Hà Nội có thể không phải địa phương dẫn đầu về kinh tế nhưng phải là địa phương đi đầu, dẫn đầu về văn hóa, là nơi hội tụ và tỏa sáng, đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và phải luôn xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.

Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng bộ thành phố đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận quan trọng nhằm định hướng kịp thời chiến lược phát triển văn hóa Thủ đô. Đặc biệt, tại buổi làm việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở những nhiệm vụ trọng tâm và một lần nữa khẳng định: Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ, nhưng yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng phải cao hơn với các địa phương khác. Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một hay vài nhiệm kỳ, mà phải nhìn xa hơn nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

bi-thu-thanh-uy-ha-noi-nguyen-phu-trong-xem-san-pham-thu-cong-tai-huyen-thanh-tri-thang-9-2000.-anh-hnm.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng xem sản phẩm thủ công tại huyện Thanh Trì, tháng 9-2000. Ảnh: HNM

Bên cạnh đó, nhấn mạnh về nguồn lực phát triển văn hóa, biến văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, còn nhớ, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội ngày 14-10-2023, Tổng Bí thư từng chỉ rõ rằng: Quốc gia nào cũng có thủ đô. Nhưng Hà Nội của chúng ta là một Thủ đô thật đặc biệt. Bởi Hà Nội vô cùng giàu có và phong phú về các giá trị văn hóa, lịch sử, cả xưa và nay…

Để phát huy được vốn văn hóa sẵn có này, Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: Văn hóa là nguồn sống, nguồn động lực phát triển Hà Nội; phải giữ bằng được những di sản văn hóa cha ông để lại. Cần khơi dậy tinh thần tự hào, tình yêu, trách nhiệm với Hà Nội, nơi tụ khí của tinh hoa, địa linh nhân kiệt với biết bao địa danh và anh tài nổi tiếng, khí phách Thăng Long, hồn thiêng sông núi… bởi Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Từ quan điểm đó, Đảng bộ Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, nhất là giáo dục thế hệ trẻ, trong trường học, khơi dậy niềm tự hào, tự trọng, lòng tin, từ đó thấy rõ trách nhiệm đối với Thủ đô.

hhh.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chúc Tết bà con nhân dân Thủ đô tại Đền Ngọc Sơn dịp Xuân Đinh Dậu 2017. Ảnh: Duy Linh

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đảng bộ Hà Nội cần tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô. Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…). Tổng Bí thư còn đặc biệt lưu ý: Thủ đô Hà Nội là bộ mặt cả nước, bộ mặt quốc gia, hình ảnh Việt Nam, cần mở rộng quan hệ với thủ đô các nước, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, biết vận dụng và phát triển sáng tạo, từ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, có bước đi, cách làm phù hợp; phối hợp với các địa phương khác. Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng, Hà Nội cần tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh của các địa phương khác, với tinh thần Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội.

Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm, định hướng của Đảng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển văn hóa, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, bằng việc vận dụng sáng tạo các quan điểm phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa những định hướng chỉ đạo cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các thời kỳ, trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân Thủ đô cùng với bạn bè trong nước và quốc tế, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã liên tục xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng bộ, với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã không ngừng tổ chức triển khai, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, Đảng bộ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, liên tục xây dựng và ban hành các chương trình công tác lớn toàn khóa về văn hóa. Trọng tâm là tạo bước đột phá về văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kế thừa và từng bước có sự phát triển tư duy lý luận về văn hóa, nhận thức về mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống, xã hội Thủ đô, đặc biệt là nhận thức về việc chăm lo xây dựng, phát triển văn hóa gắn với hoàn thiện nhân cách con người Thủ đô ngày một được quan tâm.

Tiếp thu các quan điểm chỉ đạo của Đảng, ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025, đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục khẳng định nhận thức toàn diện hơn về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội.

rong.jpg
Các chương trình nghệ thuật tại không gian đi bộ quanh hồ hoàn kiếm và vùng phụ cận luôn thu hút đông đảo du khách tới tham dự, Ảnh: Viết Thành

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nêu rõ: “Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, “Thành phố Vì hòa bình”, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức tôn trọng pháp luật; giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững”; và xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là: “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”. Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng nêu rõ: “Hà Nội sẽ trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu”, trong đó, việc xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa cũng là nhằm hướng tới hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã nêu.

kkk.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái
1.jpg
Các hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái
sang-tao-1.jpg
Du khách xem biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 ở Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Trọng Hiếu
thap7.jpg
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đã “đánh thức” nhiều không gian di sản bằng các hoạt động nghệ thuật. Ảnh: Quang Thái

Trong lĩnh vực văn hóa ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách mới góp phần hình thành nên môi trường để phát huy có hiệu quả các nguồn lực văn hóa, qua đó phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó, nền tảng đầu tiên là Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020[1] được ban hành năm 2009 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[2] được ban hành năm 2016.

Trên cơ sở khung chính sách của quốc gia, thành phố Hà Nội đã ban hành các Chương trình công tác của Thành ủy[3], Nghị quyết của HĐND thành phố và Quyết định của UBND thành phố với việc ưu tiên tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển văn hóa, con người, phát triển du lịch, bảo tồn nghề thủ công truyền thống và di sản văn hóa… hướng tới mục tiêu phát triển bền vững[4].

Bên cạnh việc xác lập vị trí, khẳng định vai trò của văn hóa trong bối cảnh phát triển toàn diện đất nước, có thể thấy, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, cụ thể là: Cần phải xử lý và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, trong đó, cần tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Từ quan điểm chỉ đạo này của Tổng Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác mang tính thiết yếu, trong đó xác định rõ “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Cần phải quan tâm, ưu tiên dành những nguồn lực cần thiết để đầu tư phát triển văn hóa. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. “Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”. Như vậy, trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa được xác định là một trụ cột quan trọng, đảm bảo quá trình phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.

Với Đảng bộ Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư cũng đặt ra yêu cầu riêng và nhấn mạnh tại Hội nghị tiếp xúc cử tri thành phố ngày 14-10-2023 rằng: Hà Nội không thể như với các địa phương khác, mà phải cao hơn các địa phương khác. Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện, Hà Nội đã quyết tâm thì cần có bước chuyển biến mới - đây là yêu cầu khách quan. Nói đến Hà Nội phải nói đến toàn diện các lĩnh vực, phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng phải chú trọng văn hóa, Hà Nội phải văn minh, thanh lịch, cụ thể hóa tiêu chí xây dựng người Hà Nội, xây dựng Thủ đô, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não Trung ương…

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm đồng bào các dân tộc thiểu số xuất hiện trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Điểm nhấn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Đảng bộ Hà Nội khóa XVII triển khai nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi toàn diện về nhận thức, đó là Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19-2-2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” để tạo sự thống nhất hành động, quan điểm về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội gắn với tăng trưởng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội, phát triển Thủ đô theo hướng bền vững. Cùng với đó, Hà Nội cũng là địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Kết quả đến nay cho thấy, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô được quan tâm tăng lên qua từng giai đoạn. Trong nhiều năm, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2021-2025, dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách thành phố. Công tác xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển được triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm…

Hà Nội đang trở thành một thành phố năng động, phát triển, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô được nâng cao. Thủ đô Hà Nội là nơi có tỷ lệ nghèo giảm nhanh nhất, giảm mạnh từ 7,52% đầu năm 2011 xuống còn 0,21% cuối năm 2020; đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,03%, phấn đấu đến năm 2025 không còn hộ nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn thành phố.

tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-cung-cac-dong-chi-lanh-dao-trung-uong-va-thanh-pho-ha-noi-tai-hoang-thanh-thang-long.-anh-viet-thanh.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Viết Thành

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra tại Hà Nội, đối với nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Đây là cơ sở quan trọng để Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục định vị và phát triển đúng đắn, bắt nhịp với hơi thở của thời đại, phấn đấu Hà Nội trở thành trung tâm của sự sáng tạo, định hướng phát triển bền vững trên cơ sở không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho một thời đại mới. Cùng với đó, Đảng bộ Hà Nội đã nhận định rõ một số nhiệm vụ mới cần làm trong phát triển văn hóa là xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa, góp phần chuyển hóa các nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh có đóng góp giá trị kinh tế vào sự phát triển chung của Thủ đô.

trich-dan-bac-trong-3-c.jpg

Thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhằm triển khai thực hiện chính sách kinh tế trong văn hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu khơi dậy và phát huy nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềm của văn hóa đối với sự phát triển của Thủ đô, Đảng bộ Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố (vào năm 2030) và 10% GRDP của thành phố (đến năm 2045). Việc ban hành Nghị quyết 09 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô. Đồng thời, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng bộ nhằm thích ứng với xu thế phát triển văn hóa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Với những thay đổi tích cực về chính sách, kết quả cho thấy, riêng ngành công nghiệp văn hóa năm 2019 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố Hà Nội). Kết quả này cho thấy, công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội đang từng bước góp phần gia tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế của thành phố, bước đầu phát huy hiệu quả; kinh tế đêm, kinh tế số có bước phát triển, tài nguyên văn hóa dần chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, phát triển và xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá Hà Nội, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây được coi là bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô, nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Thủ đô theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-voi-nhan-dan-thu-do-dip-dau-nam-moi-2017.-anh-xuan-hoa-1-.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân Thủ đô dịp đầu năm mới 2017. Ảnh: Xuân Hòa
tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-voi-nhan-dan-thu-do-dip-dau-nam-moi-2017.-anh-xuan-hoa-2-.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân Thủ đô dịp đầu năm mới 2017. Ảnh: Xuân Hòa
anh-btrong2.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi nhân dân vui xuân đón Giao thừa Tết Kỷ Hợi quanh khu vực hồ Tây, Hà Nội, ngày 4-2-2019 (ảnh trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân huyện Đan Phượng, tháng 11-2015. Ảnh: TTXVN

Trên cơ sở đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, thường xuyên tổng kết thực tiễn để đề ra chủ trương thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, Đảng bộ Hà Nội đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được các giai tầng. Hà Nội tin tưởng với quyết tâm chính trị cao, với truyền thống đoàn kết được chứng minh qua hàng nghìn năm văn hiến, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và của các tầng lớp nhân dân, Hà Nội sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra; xứng đáng với vị trí trung tâm văn hóa lớn của cả nước, tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu, tạo bước phát triển toàn diện, theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

NGUYỄN VĂN PHONG
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội


----------------
[1] Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

[2] Ban hành tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[3] Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

[4] Đề án về “Đánh giá, đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thờ kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” năm 2018; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh: Báo Hànộimới, TTXVN - Trình bày: Hữu Tiệp

Bài liên quan
  • Khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa Thủ đô
    “Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài”, đó là khẳng định của TS. Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 23/7.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Gần 400 võ sinh tranh tài tại Giải Taekwondo Hà Nội mở rộng 2024
    Ngày 28/10, tại Nhà thi đấu Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Cầu Giấy (Hà Nội), Sở văn hoá và thể thao thành phố Hà Nội đã tổ chức giải Taekwondo Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”
    Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 là một trong những hoạt động của Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp Thành phố nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, mừng thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO