Chính sách & Quản lý

Đẩy mạnh phát triển mô hình tủ sách trường học, “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”

Quỳnh Chi 20:16 07/07/2024

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cho biết, vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Theo bà Trịnh Thị Thủy, trong những năm qua, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học phát triển mạnh mẽ đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành sớm và duy trì bền vững thói quen đọc sách của trẻ em, khơi dậy tinh thần ham đọc sách, coi trọng tri thức, kích thích tinh thần tự đọc, tự học.

thu-vien-2-4.jpg
Các em học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) trong hoạt động đọc sách tại Thư viện trường. (Ảnh: Đinh Thị Minh Huệ)

Nhiều tủ sách gia đình, dòng họ đang lưu giữ các bộ sưu tập tài liệu quý, hiếm; một số tủ sách đã mở rộng thành không gian đọc phục vụ cộng đồng, cùng với mạng lưới không gian đọc, phòng đọc cơ sở trở thành một mắt xích trong hệ thống thư viện trực tiếp phục vụ người dân. Các hoạt động khuyến đọc phù hợp với loại hình này triển khai được cộng đồng đón nhận và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, hoạt động của các tủ sách còn mang tính phong trào, tự phát, nguồn tài nguyên thông tin, đặc biệt các tư liệu quý, hiếm chưa được hệ thống, bảo quản và phát huy giá trị một cách hiệu quả...

Thực hiện yêu cầu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 1/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ, để “phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, các tổ chức trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, tính bền vững của việc xây dựng thói quen, duy trì văn hóa đọc gắn kết các thế hệ trong gia đình, dòng họ.

ngoi-nha-tri-thuc-1-.jpg
Các em nhỏ tại xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) trong một hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà trí tuệ” - không gian văn hóa đọc và khuyến học ở ngoại ô Hà Nội.

Bên cạnh đó, vận động và phát động phong trào tạo lập tủ sách gia đình, triển khai mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương” trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên thuộc thẩm quyền quản lý. Các địa phương, bộ, ngành tổ chức các hoạt động khuyến đọc khuyến khích các thế hệ tham gia nhân dịp các ngày kỷ niệm: Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ, Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam… Ngoài ra, tiếp tục biểu dương, tôn vinh, ghi nhận các gia đình, dòng họ và cá nhân điển hình, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học tại địa phương có phục vụ cộng đồng. UBND các tỉnh, thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì triển khai thực hiện các nội dung như rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các mô hình tủ sách trên địa bàn; vận động xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả tại địa phương.

Xây dựng chương trình phối hợp hoặc lồng ghép vào các chương trình phối hợp công tác đang thực hiện với Hội Phụ nữ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể tại địa phương để triển khai phong trào xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố chỉ đạo thư viện công cộng cấp tỉnh thực hiện biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ phù hợp với điều kiện thực tiễn, văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư tại địa phương; hướng dẫn phương pháp hình thành và duy trì thói quen đọc sách từ gia đình, dòng họ.

Vận động, hướng dẫn xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị các bộ sưu tập tài liệu, tư liệu quý hiếm trong các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ trên địa bàn hướng tới hình thành hồ sơ di sản tư liệu. Triển khai các hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, luân chuyển tài nguyên thông tin tới tủ sách, không gian đọc có phục vụ cộng đồng.

thu-vien-2-e.jpg
Bà Dương Thị Lộ - Phó Chủ nhiệm thư viện sách thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, huyện Thường Tín) đang dán nhãn ký hiệu sách.

Tổ chức hoặc hướng dẫn tổ chức các hoạt động khuyến đọc gắn với việc phát huy hiệu quả của các tủ sách, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương” với các hoạt động như: Đọc sách cùng con, Làm quen với sách, Đọc sách cho con/cháu nghe, Gia đình cùng đọc, Tủ sách cho em…; cuộc thi ảnh về các thế hệ gia đình đọc sách, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm truyền cảm hứng và duy trì thói quen đọc sách trong gia đình, dòng họ, các hoạt động liên quan đến sách có sự tham gia của nhiều thế hệ trong gia đình, của phụ huynh và học sinh tại trường học…

UBND các tỉnh, thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao chuẩn hóa tủ sách trường học gắn với hoạt động thư viện trường học, hướng dẫn lựa chọn bổ sung, luân chuyển sách tham khảo phù hợp theo lứa tuổi, nội dung chương trình dạy và học của trường từ hệ thống thư viện công cộng; đa dạng hóa các mô hình tủ sách và hoạt động khuyến đọc trong nhà trường.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị các bộ ngành, cơ quan, địa phương quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị thành viên tổ chức thực hiện; lồng ghép nội dung kết quả thực hiện trong báo cáo hằng năm về hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc của cơ quan, địa phương gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Bài liên quan
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh phát triển mô hình tủ sách trường học, “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO