Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Hơn 7.000 vi phạm giao thông được phản ánh qua Zalo

Duy Minh 19:28 09/11/2024

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội cho biết, qua hơn một năm triển khai xử lý vi phạm giao thông từ phản ánh của người dân qua Zalo, cơ quan chức năng tiếp nhận 7.042 lượt tin nhắn tương tác.

anh-chup-man-hinh-2024-11-09-luc-05-54-58-uzjc.png
Hà Nội: Hơn 7.000 vi phạm giao thông được phản ánh qua Zalo (ảnh: KTĐT)

Trong đó, 5.994 tin báo phản ánh về trật tự an toàn giao thông. Qua xác minh, CSGT đã xử lý 2.397 trường hợp vi phạm giao thông, phạt tiền tổng cộng hơn 2,3 tỷ đồng; tước 619 giấy phép lái xe và tạm giữ 92 phương tiện.

Đại diện Phòng CSGT cho biết thêm, từ khi có phong trào toàn dân tham gia cung cấp, phản ánh các thông tin vi phạm về trật tự an toàn giao thông ở Hà Nội, lực lượng chức năng nhận được sự quan tâm, tương tác của trên 23.000 người tham gia cung cấp hình ảnh phản ánh.

"Người dân chủ động phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông là "cánh tay nối dài" giúp CSGT có được các thông tin vi phạm, từ đó kiểm tra xác minh, xử lý nhanh chóng" - đại diện phòng CSGT, Công an TP Hà Nội nhấn mạnh.

Về hình thức xử lý vi phạm sau khi người dân gửi clip, hình ảnh phản ánh, CSGT giải quyết theo 2 phương pháp. Thứ nhất, Phòng CSGT sẽ yêu cầu bộ phận nhận thông tin ngay lập tức thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát trên tuyến đến nơi xảy ra vi phạm để "phạt nóng" người vi phạm.

Thứ hai, đối với các trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc, CSGT giao đơn vị địa bàn xác minh, xử lý "phạt nguội" theo quy định.

Thông qua việc xử lý, Phòng CSGT cũng yêu cầu các tổ công tác tuyên truyền cho người dân nắm rõ hơn nữa hiệu quả việc áp dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm giao thông và các dịch vụ công khác đang được thực hiện.

Việc triển khai trang Zalo Phòng Cảnh sát Giao thông có tác dụng tích cực trong phòng ngừa vi phạm cũng như bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Hơn 7.000 vi phạm giao thông được phản ánh qua Zalo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO