Hà Nội đứng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính: Kết quả của quá trình đổi mới toàn diện

Linh Chi/KTĐT| 04/05/2018 08:13

Với 85,46/100 điểm, Hà Nội đã vươn lên đứng thứ hai chỉ sau Quảng Ninh trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2017 của các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, tăng một bậc so với năm trước. Đây thực sự là bước tiến lớn của TP trong công tác CCHC, ghi nhận kết quả của quá trình đổi mới toàn diện nhằm ngày càng nâng cao sự hài lòng của người dân.

Chỉ đạo, điều hành rõ người, rõ việc
Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng cho biết, bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC năm 2017 của các bộ, ngành và địa phương được nghiên cứu, triển khai có nhiều điểm mới, trong đó, xây dựng và đưa phần mềm quản lý chấm điểm tới mọi bộ, ngành, địa phương; qua thẩm định của 5 bộ để có kết quả cuối cùng. Do đó, kết quả phản ánh rất chính xác chất lượng CCHC của từng địa phương, đơn vị, từ đó đánh giá được mức độ quan tâm của lãnh đạo tỉnh/TP đối với công tác này.

“Đối chiếu” quan điểm này với Hà Nội, có thể thấy, đạt được Chỉ số CCHC tăng 1 bậc như vậy trước hết do công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều đổi mới theo hướng tập trung, sâu sát, quyết liệt, cụ thể, rõ người, rõ việc. Ngay đầu năm 2017, TP đã ban hành Chỉ thị 01/CT-UBND về tổ chức thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, Kế hoạch về “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) TP”.
UBND TP cũng xây dựng Bộ Chỉ số CCHC trong nội bộ TP và định kỳ tổ chức công bố Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị; lập đoàn kiểm tra công vụ, trong năm 2017 đã kiểm tra đột xuất gần 40 cơ quan, đơn vị, kiểm tra định kỳ 35 đơn vị; chỉ đạo thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc CCHC vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, TP đã tập trung tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 với nhiều mô hình hay tại các cơ quan, đơn vị. Đến nay, TP có 556/1.859 TTHC được thực hiện DVCTT mức 3, 4, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

Theo nhiều ý kiến, một nguyên nhân không kém phần quan trọng là những cố gắng trong cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Từ năm 2017 đến nay, TP tiếp tục mở rộng cung ứng DVC tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), DN, HTX và nghiên cứu xây dựng quy định áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cung ứng dịch vụ SNCL, dịch vụ công ích.
Đáp ứng mong mỏi của cộng đồng DN, giữa năm 2017, UBND TP thành lập riêng một tổ công tác liên ngành để giải quyết nhanh các thủ tục chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án. Đáng chú ý, một nguyên tắc của TP trong sắp xếp, tổ chức các ĐVSNCL theo hướng tinh gọn, hiệu quả chính là: Một ĐVSNCL tham gia cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại để giảm đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu lại hoặc giải thể ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả. Qua sắp xếp, kiện toàn ĐVSNCL thuộc sở, ngành, đến nay TP đã giảm từ 401 xuống còn 280 đơn vị; giảm 50 trụ sở, 204 phòng, 405 lãnh đạo; ĐVSNCL cấp huyện giảm từ 206 còn 96 đơn vị…

Trao đổi với Kinh tế&Đô thị, Trưởng Phòng CCHC, Sở Nội vụ Phạm Tuấn Anh đánh giá: Quyết tâm CCHC của Hà Nội gần đây thể hiện rõ nhất ở việc TP thường xuyên rà soát TTHC để đơn giản hóa các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân, DN, đặc biệt những TTHC liên quan đến đầu tư của DN. Hà Nội cũng đã 2 năm liên tiếp tổ chức hội nghị về đầu tư và phát triển, qua đó lãnh đạo TP thể hiện cam kết mạnh mẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho DN tại Thủ đô.
Bên cạnh đó, TP là một điểm sáng của cả nước trong kiện toàn sắp xếp bộ máy hành chính, nhất là ĐVSNCL; đầu tư mạnh cho hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT với mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% TTHC thực hiện ở mức 3, 4, hướng tới xây dựng TP thông minh. Đồng thời, TP đặc biệt coi trọng vấn đề giao tiếp ứng xử và thái độ phục vụ của đội ngũ CBCCVC. “Những động thái này thể hiện quyết tâm xây dựng một nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả” - ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Chưa thể bằng lòng
Dù đạt kết quả tích cực, song theo nhiều ý kiến, Hà Nội chưa thể tự bằng lòng với những gì đã có, mà cần nghiêm túc rà soát tìm ra những khâu, lĩnh vực còn yếu để giải quyết và nỗ lực để duy trì, nâng cao chỉ số CCHC. “Hà Nội cần tìm ra những nguyên nhân tạo nên những chỉ số thành phần đạt điểm cao và chỉ số thành phần đạt điểm thấp, từ đó có giải pháp phù hợp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong CCHC” - ông Hùng nhận định.

Bày tỏ vui mừng về Chỉ số CCHC năm 2017 của TP, nguyên ĐB Quốc hội Bùi Thị An cho rằng: Đây là kết quả của sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành một cách cụ thể, tập trung cải cách những TTHC liên quan đến người dân, giúp giảm đáng kể bức xúc, tăng niềm tin. Đặc biệt, do gần đây, TP chỉ đạo công khai rõ địa chỉ, con người cụ thể làm tốt hoặc có sai phạm trong phục vụ công dân.
Tuy nhiên, bà An cho rằng, TP cần làm tốt hơn việc giải quyết các TTHC liên quan đến công tác quy hoạch, nhất là TTHC về đất đai. “Vẫn biết Hà Nội có đất đai rất phức tạp, lại thiếu bản đồ lưu trữ, song vẫn cần cố gắng giảm bớt thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết TTHC lĩnh vực này” - bà An nhấn mạnh.

Để nâng cao kết quả CCHC, sự hài lòng của người dân đóng vai trò rất quan trọng, trước hết trong việc tham gia thực hiện TTHC. Vì vậy, nhằm tăng hiệu quả thực hiện DVCTT mức 3, 4 trong giải quyết TTHC đến tận địa bàn dân cư, nhiều CBCC cho rằng, TP cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và kiến nghị bộ, ngành khẩn trương khắc phục hạn chế về phần mềm, cơ sở dữ liệu...
Trưởng Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm Trần Trung Tuyết kiến nghị, cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia để công dân giải quyết TTHC không phải cung cấp nhiều hồ sơ, thông tin. Đồng thời, phần mềm Esam cần được sửa đổi, nâng cấp; các phần mềm giải quyết TTHC cần được hợp nhất tại bộ phận một cửa, nhằm giảm tải nhập dữ liệu thông tin của cá nhân khi giải quyết TTHC.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hoà nhạc "Giai điệu mùa hạ" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Tiếp nối thành công của chương trình “Giai điệu mùa xuân”, vào 16h ngày 7/7 tới đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc ngoài trời đặc biệt “Giai điệu mùa hạ” tại khuôn viên bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
  • Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt 7 nhiệm vụ phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
    Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
  • Vừa tỉnh vừa mê với “Thuốc mê” của Thâm Tâm
    Câu chuyện mỏng mảnh, ngắn gọn, mà nhà thơ Thâm Tâm gợi ra được những sắc thái ly kỳ, hồi hộp. Nhưng vừa ngả theo hướng truyện phiêu lưu, điều tra, lại vừa gài được chất tình của chuyện yêu đương quyến luyến nam nữ, mà không ngả ngớn, “sến sẩm” ướt át. Liên tưởng trong đời sống hiện đại hôm nay, tiểu thuyết “Thuốc mê” vẫn nhắc hỏi ta về việc sống như thế nào cho ra con người, giữa biết bao nhiêu áp lực và ràng buộc.
  • Quận Cầu Giấy tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng 2024
    Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) Ngô Ngọc Phương cho biết, UBND quận Cầu Giấy vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) trong mùa nắng nóng năm 2024.
  • Hà Nội: Đăng ký tuyển sinh cho trẻ 5 tuổi vào trường mầm non từ 0h ngày 4/7 đến 24h ngày 6/7
    Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ 0h ngày 4-7, các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố tổ chức tuyển sinh trẻ mầm non năm học 2024-2025 theo hình thức trực tuyến.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đứng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính: Kết quả của quá trình đổi mới toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO