Hà Nội đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu vượt hết năm 2023

Việt Hùng/Vietnam+| 17/02/2019 09:07

UBND thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh một số nội dung của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT nhằm cho phép thành phố được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân...

Hà Nội đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu vượt hết năm 2023
Nguy cơ cháy nổ khi các loại phương tiện được trông giữ dưới gầm cầu. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 4 vị trí gầm cầu đang tổ chức trông giữ phương tiện đã được thành phố chấp thuận trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9-10-2017 của Bộ Giao thông Vận tải, gồm: Gầm cầu Vĩnh Tuy; gầm cầu Chương Dương (trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ sáu đến Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm); gầm cầu vượt Ngã tư Vọng (phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai); gầm cầu vượt Mai Dịch.

Tuy nhiên, phía Hà Nội đánh giá, thực tế nhu cầu trông giữ phương tiện trên địa bàn thành phố là rất lớn, trong khi bến, bãi đỗ xe công cộng theo quy hoạch đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh, các điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu trông giữ phương tiện của nhân dân, các cơ quan, đơn vị, phục vụ các hoạt động văn hóa và các hoạt động khác của thành phố Hà Nội.

Để có cơ sở tiếp tục duy trì các điểm đỗ xe dưới gầm cầu, thành phố Hà Nội kiến nghị điều chỉnh Điều 1; Mục 3 của Thông tư 35/2017/TT-BGTVT ngày 9-10-2017, cho phép thành phố được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân, các hoạt động văn hóa và các hoạt động khác của thành phố; đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị tại các khu vực này.

Trong thời gian xem xét, chấp thuận, Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất việc tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện tạm thời dưới gầm cầu Vĩnh Tuy, gầm cầu Chương Dương, gầm cầu Mai Dịch và gầm cầu vượt Ngã tư Vọng.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải; Công an, các quận, huyện giải tỏa các điểm trông giữ xe không phép dưới các gầm cầu còn lại, tăng cường xử lý các vi phạm trong công tác trông giữ phương tiện trên địa bàn để đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 10 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23-9-2015 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24-2-2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có nội dung như sau: "...không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở; bãi để xe và các dịch vụ kinh doanh khác…”.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sự sẻ chia
    Hưởng ứng lời kêu gọi của các cấp các ngành cũng như "Thư ngỏ" của nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và các em học sinh trong trường THCS Xuân La đã tích cực quyên góp, ủng hộ người dân bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi).
  • Xúc tiến, quảng bá và cần định hướng xây dựng thương hiệu du lịch “Huế - Kinh đô văn hóa, di sản”
    Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với thế mạnh về bản sắc văn hóa, di sản vật thể và phi vật thể của địa phương để xúc tiến, quảng bá và kết nối du lịch.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu vượt hết năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO