Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 100 km đường sắt đô thị vào năm 2030

Văn Thiện 14:40 29/05/2024

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1527/UBND-ĐT gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xin ý kiến về nội dung Dự thảo Đề án tổng thể Đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Tại Dự thảo, UBND TP Hà Nội thống nhất nhận thức về vai trò của đường sắt đô thị, là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng GTVT, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải của Thành phố theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý; phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50-55%, sau năm 2035 đạt 65-70%.

Mục tiêu của Đề án là xây dựng kế hoạch phân kỳ đầu tư, thứ tự ưu tiên đầu tư, phương án huy động nguồn vốn đến năm 2035 để hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (Quy hoạch số 519) và đến năm 2045 để hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị dự kiến điều chỉnh, bổ sung trong các đồ án Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.

Cụ thể, đến năm 2030, UBND TP Hà Nội phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96,8 km đường sắt đô thị; lập đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2035.

Đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 301 km và đến năm 2045 sẽ hoàn thành toàn bộ 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 550 km theo quy hoạch chung Thủ đô.

Trên cơ sở mục tiêu đầu tư, UBND TP Hà Nội đề xuất "một kế hoạch, ba phân kỳ" để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đánh giá, phương án “một kế hoạch, ba phân kỳ” có ưu điểm là đáp ứng được mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035, có thể đáp ứng được mục tiêu về thị phần vận tải hành khách công cộng 50-55%...

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là khối lượng công việc phải thực hiện rất lớn, đòi hỏi Thành phố phải ưu tiên tập trung nguồn lực rất cao.

Bên cạnh đó, phương án này có nhu cầu vốn lớn, thời gian thu xếp ngắn, nên sẽ gặp khó khăn trong việc huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư; chi phí vận hành, bảo dưỡng gây áp lực lên ngân sách sau khi đưa toàn bộ mạng lưới vào khai thác./.

Quy hoạch chung Thủ đô trước đây, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị, gồm 9 tuyến chính và một tuyến nối các đô thị vệ tinh, tổng chiều dài 397km. Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh mới được thông qua, TP Hà Nội đã bổ sung 4 tuyến: Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2; Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá; Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4 và Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân dài khoảng 150km.

Nhưng, thực tế đến nay thành phố mới hoàn thành được 13km tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và sắp hoàn thành 12,5km của tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Sau gần 3 năm vận hành, tàu điện Cát Linh - Hà Đông thu hút đông đảo người dân, mỗi ngày có khoảng 35.000 hành khách đi lại. Trong đó 47% là người đi làm, 45% là người đi học và 8% đi lại với các mục đích khác.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • Từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    “Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả” - GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định.
  • Hà Nội đang bừng sáng với một diện mạo mới, sức sống mới, tiếp tục thực hiện khát vọng hóa Rồng
    Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” diễn ra sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội thảo là sự kiện trọng tâm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
    Tối 07/10, tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
  • 5 điều tạo nên sự khác biệt của bộ đôi trà trái cây TH true TEA mới
    Đầu tháng 8/2024, TH ra mắt 2 sản phẩm mới thuộc bộ TH true TEA gồm: Trà Đào Tự Nhiên và Trà Vải Tự Nhiên. Dù đào - vải - trà là những nguyên liệu quen thuộc, TH vẫn có thể mang đến trải nghiệm hương vị mới lạ nhờ những bí quyết riêng.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 100 km đường sắt đô thị vào năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO