Chuyển động Hà Nội

Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, thu ngân sách đạt khá, an sinh xã hội được đảm bảo

Kim Thoa 29/05/2024 08:55

Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, thu ngân sách đạt khá, an sinh xã hội được đảm bảo.

tang-truong-1664421556284540787703.jpg
Thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, thu ngân sách đạt khá, an sinh xã hội được đảm bảo

Nông nghiệp, công nghiệp tăng trưởng

Trong 5 tháng đầu năm thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thu hoạch cây màu vụ Đông đạt khá, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm thực hiện. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động tái đàn được quan tâm, trong đó: đàn lợn có 1,46 triệu con tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đàn trâu tăng 2,1%, gia cầm tăng 1,5%...; gieo trồng 80,9 nghìn ha lúa; 8,9 nghìn ha ngô; 1,5 nghìn ha lạc; 24, 2 nghìn ha rau… Lâm nghiệp thuỷ sản tập trung chủ yếu vào chăm sóc bảo vệ rừng, sản lượng thuỷ sản tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Năm tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số IIP tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,7%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9,7%; khai khoảng giảm 7,3%.

Trong 5 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 13,4% sản xuất máy móc, thiết bị tăng 11,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 10,1%...

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Năm ước tính đạt 4.686 tỷ đồng, tăng 15,6% so với thực hiện tháng trước và tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư từ nguồn NSNN do địa phương quản lý thực hiện được 18,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và đạt 24% kế hoạch năm 2024.

Trong tháng Năm, thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 3.248 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, giảm 28,9%; 945 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 74,7%; 2.064 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 98,6%; 348 doanh nghiệp giải thể, tăng 14,7%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 12,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 124,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 3,5% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 5,4 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 18,5% gần 16,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 29,4%; có 1,7 nghìn doanh nghiệp giải thể, tăng 14,8%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 5/2024 tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,9%; khu vực Nhà nước tăng 1,2%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 2,2% (trong đó sản xuất máy móc, thiết bị giảm 20,7%; dệt giảm 10,2%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 8%; sản xuất giường, tủ, bản, ghế giảm 5,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khi đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,6%, ngành khai khoảng tăng 24,9%.

An sinh xã hội được đảm bảo

Trong tháng 5/2024, Thành phố hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hơn 27 nghìn lao động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 5 tháng đầu năm, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 100,3 nghìn lao động, đạt 60,8% kế hoạch năm, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng trong tháng Năm, Thành phố đã ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 5,6 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 170,5 tỷ đồng: 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vẫn giới thiệu việc làm mới. trong đó hỗ trợ học nghề 260,5 triệu đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, Thành phố đã ra quyết định hưởng BHTN cho gần 25 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 793,7 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp và hỗ trợ học nghề với số tiền 1,3 tỷ đồng.

Trong tháng Năm, Thành phố thực hiện tốt việc chăm lo, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bên cạnh đó Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã đến dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cách mạng tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cũng trong tháng Năm, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 1.172 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã chỉ cho công tác ưu đãi người có công là 1.012 tỷ đồng, trong đó thực hiện chỉ trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 913 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 38 tỷ đồng; chi quả Tết 35 tỷ đồng; chỉ điều dưỡng người có công 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo được Thành phố quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến nay. đã có 613 ngôi nhà được khởi công xây sửa, đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó 161 nhà xây mới và sửa chữa đã hoàn thành.

Tính đến cuối tháng Năm, toàn Thành phố có 203,3 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phi chỉ trả 5 tháng đầu năm 2024 là 771,3 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.020 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng (riêng trẻ em dưới 4 tuổi là 2,2 triệu đồng/tháng) và chỉ khác 350 nghìn đồng/tháng.

Ước tính đến hết 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,31% dân số" với 8.021 nghìn người tham gia, tăng 0,4% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến cuối tháng 5/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 30,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 17,4 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 9,6 nghìn tỷ đồng)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, thu ngân sách đạt khá, an sinh xã hội được đảm bảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO