Hà Nội: Công tác truy vết gặp nhiều khó khăn do các bệnh nhân di chuyển phức tạp

KTĐT| 03/02/2021 11:55

Sáng 3/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam- Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng dự tại điểm cầu Hà Nội.

Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, qua 7 ngày (từ ngày 28/1 đến nay), Hà Nội ghi nhận 21 ca dương tính mắc ngoài cộng đồng. Riêng ngày 2/2 có 2 ca, đến sáng 3/2 chưa ghi nhận ca mắc nào. Trong số này, ca mắc phức tạp nhất là trường hợp BN1883 (nam, công chứng viên tại văn phòng công chứng số 3, địa chỉ tại số 6 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) là trường hợp F1 của BN1814. Bệnh nhân có lịch trình phức tạp, trong đó, có đi đến một số địa phương khác.
Hiện nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã có thông báo với các tỉnh/TP về lịch trình di chuyển của bệnh nhân. Ngay khi phát hiện ca bệnh này, quận Hai Bà Trưng đã phong toả chung cư (nơi ở của BN1883), thực hiện công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường xung quanh. Bước đầu, cơ quan chức năng đã xác định được 22 F1 liên quan đến BN1883. "Hà Nội cam kết trong hôm nay 3/2 sẽ điều tra hết các trường hợp F1 của bệnh nhân này và sẽ có kết quả xét nghiệm"-  Phó Chủ tịch UBND Chử Xuân Dũng khẳng định. 
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, hiện tổng số F1 của Hà Nội là 653 trường hợp, đã hoàn thành xét nghiệm (trong đó có 17 dương tính) đều được cách ly tập trung; 2415 trường hợp F2 được cách ly, giám sát chặt chẽ tại nhà.  Liên quan đến các trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về Hà Nội, hiện nay Hà Nội đã điều tra được hơn 17.753  trường hợp (trong đó có 251 trường hợp được phát hiện trong ngày 03/02); đã cách ly tập trung 1.118 trường hợp. Hiện, CDC Hà Nội đã hoàn thành xét nghiệm hợn 17.502 mẫu trong tối 2/2, trong đó có 4 mẫu dương tính, còn lại 251 trường hợp sẽ hoàn thành xét nghiệm trong hôm nay. Về công tác phòng chống dịch tại các bệnh viện, từ ngày ngày 27/1 đến nay, Hà Nội đã khám sàng lọc 1.359 bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, khó thở; thực hiện xét nghiệm 167 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ là đối tượng điều dưỡng viên, y bác sĩ, bệnh nhân nặng, tất cả cho kết quả âm tính.
“Hà Nội đang rất tập trung trong công tác điều tra, khoanh vùng, truy vết những trường hợp mặc bệnh và những người liên quan đến ca bệnh. Hà Nội cũng nỗ lực thực hiện xét nghiệm và có kết quả sớm để nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch; thực hiện cách ly phong toả phù hợp từng khu vực bảo đảm không bỏ sót; phối hợp với đội thông tin đáp ứng nhanh để phục vụ công tác truy vết”- Phó Chủ tịch UBND TP nói.
Theo Phó Chủ tịch, Hà Nội đã nâng cao cảnh báo hơn một mức. TP đã yêu cầu tất cả quán bar, karaoke, game, internet tạm dừng hoạt động; yêu cầu các lễ hội có sự điều chỉnh phù hợp với chỉ đạo chung của TP. Công an TP tiến hành xử phạt nghiêm những trường hợp không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Các đơn vị tập trung lấy mẫu xét nghiệm sớm nhất tất cả trường hợp F1, F2. Tuy nhiên, Trưởng BCĐ công tác phòng, chống dịch TP Hà Nội cũng cho rằng, công tác truy vết còn gặp nhiều khó khăn do các bệnh nhân di chuyển phức tạp. Nhiều người dân đi từ vùng dịch về chậm trễ trong việc khai báo y tế…
Thông tin tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy- Tổ trưởng Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 cho biết, Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch trong đợt bùng phát lần này do đã triển khai đúng chiến lược như: Truy vết, điều tra nhanh các trường hợp F1, F2. Hà Nội cũng rà soát kịp thời những người từ Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Trong số những người trở về từ Chí Linh, tỉnh Hải Dương chỉ có 4 ca dương tính và đã truy vết được gần hết những người có liên quan. Riêng BN1883 và BN1815 (nam, sinh viên đang theo học tại trường Đại học FPT Hà Nội), CDC Hà Nội đã tiến hành truy vết ngay và khoanh vùng sát nên các trường hợp F1 không nhiều và đã xét nghiệm cho kết quả âm tính. Đến nay, Hà Nội chỉ có 2 trường hợp siêu lây nhiễm là BN1694 và BN1814 cũng cơ bản khoanh vùng và truy vết được các trường hợp liên quan.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Công tác truy vết gặp nhiều khó khăn do các bệnh nhân di chuyển phức tạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO