Kiến trúc - Quy hoạch

Hà Nội có thêm phố đi bộ hồ Ngọc Khánh

Đình Thế 08:28 07/06/2024

Tuyến phố kinh doanh – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh dự kiến được UBND quận Ba Đình (Hà Nội) hoàn thành, đưa vào hoạt động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Theo đó, quận Ba Đình sẽ thực hiện dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị để thực hiện đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận tại phố Phạm Huy Thông, phường Ngọc Khánh.

badinh1.jpg
Tổng quan phối cảnh tuyến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh nhìn từ trên cao.

UBND quận Ba Đình cho biết, tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách quận, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024. Đây là công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Để triển khai dự án phố đi bộ hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình sẽ thực hiện cải tạo hạ tầng kỹ thuật, tăng cường năng lực tiêu thoát nước mưa, bảo đảm mỹ quan đô thị. Trong quá trình này, quận sẽ xây dựng thêm tuyến phố gắn với các dịch vụ nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh doanh dịch vụ trong khu vực phát triển, đồng thời xây dựng cảnh quan cho khu vực, tạo không gian văn minh, thư giãn cho người dân đi bộ, vui chơi.

badinh3-1-.jpg
Quận Ba Đình sẽ cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị tại phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận.

Trong dự án có các hạng mục như lát hè đá tự nhiên vỉa hè và đường dạo để tạo thuận lợi kinh doanh dịch vụ, đi bộ, vui chơi giải trí; lắp đặt trang thiết bị đô thị như ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng; lắp đặt đèn chiếu sáng đường dạo…

Việc trồng bổ sung cây xanh, bó bồn cây bằng đá tự nhiên, xây dựng ghế ngồi bằng nhựa giả gỗ ngoài trời hoặc đá tự nhiên, bổ sung dải cây xanh, vật kiến trúc trang trí cũng được thực hiện.

Đáng chú ý, với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa, công tác cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, kiến trúc đô thị được quận Ba Đình quan tâm đến những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường.

e9eff1124db0edeeb4a120240606102834.jpg
Phối cảnh phố đi bộ - dịch vụ hồ Ngọc Khánh.

Trường Giảng Võ (Giảng Võ trường) là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi các sự kiện năm 1010, nhà Lý cho lập điện Giảng Võ; năm 1070 lập Xạ đình. Tháng 8/1253, vua Trần Thái Tông lập Giảng Võ trường làm nơi học tập của các tướng lĩnh.

Từ đầu thời Lê, khu vực phía tây Thăng Long (bao gồm khu vực Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh ngày nay) đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn lập quân sự lớn. Khu di tích Giảng Võ phía tây Thăng Long chính là khu di tích về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Nhiều cuộc luyện quân, diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại khu vực này.

badinh2.jpg
Chi tiết giới thiệu về Giảng Võ trường tại phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận.

Từ những năm 1960, việc nghiên cứu khu di tích trường Giảng Võ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học. Bắt đầu từ những phát hiện lẻ tẻ hiện vật vũ khí tại Trường Trung cấp Giao thông Cầu Giấy (nay là trường Đại học Giao thông Vận tải) và đặc biệt là những phát hiện khảo cổ học ở hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) năm 1983 với bộ sưu tập vũ khí bằng kim loại phong phú bậc nhất của thời Trung đại, cho phép xác định khu vực này là trường Giảng Võ thời Lê./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp thêm làn gió mới cho điện ảnh Thủ đô
    Trong bối cảnh hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật sôi động và đều khắp của Thủ đô thì “bức tranh gam trầm” của điện ảnh Hà Nội thời gian qua khiến cho những người trong cuộc không khỏi băn khoăn, trăn trở. Cũng bởi thế Đề án Liên hoan phim ngắn Hà Nội được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phê duyệt mới đây như một làn gió mới tiếp thêm sinh lực mới, khơi dậy sáng tạo cho các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Thủ đô.
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
  • Ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" mang lại nhiều tiện ích cho người dân
    Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số nhằm giúp mỗi người dân biết, tự quản lý thông tin sức khỏe của mình để chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.
  • Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Tuyên dương 70 gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024
    Bạo lực gia đình là kẻ thù phá hoại hạnh phúc của mỗi gia đình, sự yên vui, an toàn cho mọi tầng lớp xã hội, ảnh hưởng đến việc giữ vững, duy trì các tiêu chí gia đình văn hóa.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội có thêm phố đi bộ hồ Ngọc Khánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO