Hà Nội chính thức có thêm 42 tuyến đường, phố mới

Tiến Đạt/HNM| 05/12/2018 09:55

Sáng 5-12, tại Kỳ họp thứ bảy, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường phố, công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội thông qua việc đặt tên mới 42 đường, điều chỉnh độ dài 5 đường và 1 công trình công cộng của 17 quận, huyện.
Hà Nội chính thức có thêm 42 tuyến đường, phố mới
Các đại biể biểu quyết. Ảnh: Hữu Tiệp

Quận Hà Đông 9 tuyến đường, phố được đặt tên. Đây là quận có nhiều tuyến phố mới được đặt tên mới nhất.

Phố Hà Cầu dài 780m. Đoạn từ ngã tư giao cắt phố Lê Hồng Phong và phố dự kiến đặt tên Cầu Đơ, đến ngã tư giao cắt phố dự kiến đặt tên Văn Khê.

Phố Cầu Đơ dài 635 m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Quang Trung tại điểm đối diện Nhà thi đấu Hà Đông, đến dự án Khu công viên thể thao-cây xanh Hà Đông.

Phố Phúc La dài 1.500m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Cầu Bươu tại cổng chào khu đô thị Xa La, đến ngã ba giao cắt đường Vành đai 3 đi Khu đô thị Thanh Hà và phố dự kiến đặt tên Văn Khê.

Phố Văn Khê dài 2.750m. Đoạn từ ngã tư giao cắt đường Quang Trung và Lê Trọng Tấn, đến ngã ba giao cắt đường Vành đai 3 đi Khu đô thị Thanh Hà và phố dự kiến đặt tên là Phúc La.

Phố Nguyễn Thanh Bình dài 2.350m. Đoạn từ ngã tư giao cắt phố Tố Hữu, đường Vạn Phúc và Đại Mỗ, đến ngã tư giao cắt đường Lê Trọng Tấn.

Đường Vũ Văn Cẩn dài 550m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Vạn Phúc tại số 134, đến ngã ba giao cắt ngõ 77 phố Lụa.

Phố Vũ Trọng Khánh dài 1.210m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Trần Phú tại điểm đối diện trụ sở 2 CA thành phố Hà Nội, đến ngã ba giao cắt phố Tố Hữu.

Phố Dương Lâm dài 730m. Đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Nguyễn Khuyến tại chung cư CT3A đến trường THCS Văn Quán. 

Phố Ngô Đình Mẫn dài 600m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lê Trọng Tấn, đến đoạn giao phố Lý Tự Trọng, cạnh sân bóng La Khê và di tích Bia Bà.

Các quận huyện có 3 tuyến đường, phố mang tên mới là Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Ba Vì…

Quận Bắc Từ Liêm có 3 tuyến đường, phố: Đường Tân Dân, dài 873 m. Đoạn từ ngã tư giao cuối đường Kỳ Vũ, cạnh Trung tâm văn hoá phường Thượng Cát, đến ngã ba giao đường đi xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, cạnh cầu Ngọc Trúc.

Phố Nguyễn Đình Tứ, dài 700 m. Đoạn từ ngã ba giao cắt phố Viên, đường Tôn Đức Thắng và Cổ Nhuế, đến ngã ba giao ngõ 132 đường Phạm Văn Đồng.

Phố Tôn Quang Phiệt dài 550m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phạm Văn Đồng tại số 641 đối diện cổng chính Khu đô thị Geleximco, đến ngã ba toà chung cư CR3B Khu đô thị Nam Cường.

Quận Cầu Giấy có 3 tuyến phố mới: Phố Tú Mỡ dài 900m. Đoạn từ ngã ba giao cắt phố Mạc Thái Tông tại ô đất C12, đến ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng cạnh siêu thị BigC.

Phố Nguyễn Quốc Trị dài 1.240m. Đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh, đến đường cạnh ô đất C2-C4 Khu đô thị Nam Trung Yên.

Phố Khúc Thừa Dụ dài 675m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Cầu Giấy tại số 299, đến ngã ba giao cắt phố Thành Thái tại điểm đối diện công viên Cầu Giấy.

Quận Đống Đa 3 tuyến phố mới: Phố Tam Khương dài 710m. Đoạn từ ngã tư giao cắt phố Tôn Thất Tùng tại số nhà 10, đến ngã ba giao cắt Khương Thượng tại số nhà 139.

Phố Trung Phụng dài 500m. Đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nam Đồng và Xã Đàn tại 360 Xã Đàn đến ngã ba giao cắt ngõ Cống Trắng.

Phố Nguyễn Ngọc Doãn dài 600m, rộng 14m. Đoạn từ ngã ba giao cắt phố Phạm Ngọc Thạch tại số nhà 80-82 đến ngã tư giao cắt phố Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di tại số nhà 1.

Quận Tây Hồ 3 tuyến phố mới: Phố Đồng Cổ dài 1.350m từ ngã tư giao cắt phố Thuỵ Khuê điểm đối diện số nhà 284 đến cổng sau chợ Bưởi.

Phố Bùi Trang Chước dài 470 m từ ngã ba giao phố Phú Xá tại sân chơi tổ dân phố số 9 Phú Thượng đến ngã ba giao cắt phố Phú Gia tại trường THCS Phú Thượng. 

Phố Vũ Miện dài 1.000m từ ngã ba giao cắt phố Yên Hoa tại cổng chào khu dân cư số 4 đến cuối khu đất đình Yên Phụ.

Quận Long Biên đặt tên 3 tuyến đường, phố: Phố Hồng Tiến dài 1.565m đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Văn Cừ tại số nhà 192, đến ngã 5 giao đường Cổ Linh, Bát Khối, Lâm Du.

Phố Hoàng Thế Thiện dài 816m đoạn từ ngã ba giao cắt phố Chu Huy Mân tại điểm đối diện vườn hoa Phúc Đồng đến ngã ba giao cắt phố Sài Đồng tại số nhà 85. 

Đường Nam Đuống dài 3.108 m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lý Sơn tại chân cầu Đông Trù, đến ngã ba giao cắt đường Ngô Gia Tự tại chân cầu Đuống.

Huyện Ba Vì có 3 đường mới: Đường Chùa Cao dài 550m từ ngã ba giao cắt đường Quảng Oai tại trụ sở Công ty điện lực Ba Vì đến chân chùa Cao. 

Đường Gò Sóc dài 620m từ ngã ba giao cắt đường Quảng Oai tại trụ sở phòng tài chính – kế hoạch huyện Ba Vì đến cầu Cao Nhang.

Đường Vân Trai dài 800m từ ngã bao giao cắt đường đi Quảng Oai tại số nhà 588 đến giáp đường đi thôn Kim Bí, xã Tiên Phong.

Huyện Thanh Trì có 3 đườngmới là: Đường Thanh Liệt dài 1.600m đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nghiêm Xuân Yêm tại trụ sở Trung tâm huấn luyện thi đấu Bộ Công an, đến ngã ba giao cắt đường đi phường Kim Giang, khu đô thị Xa La.

Đường Nguyễn Bặc dài 1.146m đoạn từ gã ba giao cắt đường Ngọc Hồi tại số 405 đến ngã tư giao cắt đường dự kiến đặt tên Nguyễn Bồ tại cầu Tứ Hiệp.

Đường Nguyễn Bồ dài 846 m đoạn từ ngã bao giao cắt đường Ngọc Hồi tại cầu Văn Điển, đến ngã ba tiếp giáp đường gom cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương.

Các quận có 2 tuyến phố được đặt tên là:

Quận Hoàng Mai: Phố Tân Khai dài 1.035m. Đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lĩnh Nam tại số 107 đến ngã ba giao cắt phố Dương Văn Bé.

Phố Trịnh Đình Cửu dài 2.500m. Đường bờ phải sông Lừ, đoạn từ ngã tư giao cắt phố Lê Trọng Tấn và phố Nguyễn Lân đến đoạn giao cuối phố Trần Hoà.

Quận Nam Từ Liêm: Phố Trịnh Văn Bô dài 900m từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.

Phố Hoàng Trọng Mậu dài 580m từ ngã ba giao cắt đường Mễ Trì đến ngã ba giao cắt ngõ 178 đường Đình Thôn, tại Bảo tàng Hậu Cần.

Huyện Gia Lâm: Phố Chính Trung dài 500m từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Mậu Tài đến ngã ba giao cắt ngõ 237 phố Ngô Xuân Quảng.

Phố Cửu Việt dài 750m đoạn từ ngã ba giao cắt ngõ 333 Ngô Xuân Quảng.

Huyện Thường Tín: Đường Trần Lư dài 678m đoạn từ Km 191-250 Quốc lộ 1A, đến ngã ba giao đường dự kiến đặt tên Hùng Nguyên tại ga Thường Tín.

Đường Hùng Nguyên dài 874m đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên Trần Lư tại ga Thường Tín đến hết địa phận thị trấn Thường Tín tại ngã ba giao cắt đường đi xã Hà Hội.

Các quận có 1 tuyến đường, phố được đặt tên là:

Quận Hai Bà Trưng: Phố Chùa Quỳnh dài 1.000m. Đoạn từ ngã ba giao cắt phố Thanh Nhàn tại số 73-75, đến ngã tư giao cắt phố Hồng Mai tại số nhà 77.

Huyện Quốc Oai có thêm đường Phủ Quốc dài 4.340m đoạn từ ngã ba giao cắt đại lộ Thăng Long tại chân cầu vượt Hoàng Xá đến ngã ba giao cắt đường tỉnh lộ 421B đi Thạch Thán- Cấn Hữu.

Huyện Sóc Sơn có đường mang tên Ngô Chi Lan dài 1.340m đoạn từ ngã tư giao cắt đường Núi Đôi tại trụ sở Công an huyện đến ngã ba đường vào trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1.

Huyện Đan Phượng có đường Tân Hội dài 2.500m từ ngã ba giao cắt đường đi xã Hạ Mỗ, Liên Hồng, cạnh Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng đến ngã tư giao cắt đường xã Liên Hà.

HĐND thành phố cũng nhất trí thông qua điều chỉnh độ dài 5 tuyến đường, phố. Theo đó, đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy) dài: 556m, rộng: 50m; đường Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) dài: 650m, rộng 7,5 m; đường Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm) dài 300m, rộng 50m; phố Đặng Thai Mai (quận Tây Hồ) dài 450m, rộng 10m; phố Nguyễn Mật Tài (huyện Gia Lâm) dài 350m, rộng 22m. 

Ngoài ra, Hà Nội cũng có 1 công trình công cộng được đặt tên là Công viên Thanh Xuân cho khu đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với diện tích 132.356m2.

Báo cáo thẩm tra của HĐND thành phố cũng nêu rõ, do tốc độ phát triển đô thị hóa và hệ thống đường giao thông tăng nhanh trên địa bàn thành phố; có nhiều đường, phố và công trình công cộng chưa được đặt tên và điều chỉnh độ dài. Việc đặt tên, điều chỉnh độ dài các đường, phố và công trình công cộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý đô thị, giao dịch hành chính, văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân tại địa phương. Trong năm 2018, Ban Pháp chế đã tổ chức khảo sát tại một số đường, phố đề xuất được đặt tên, điều chỉnh độ dài trên đia bàn các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy. Theo khảo sát, một số tuyến đường, phố chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn thiết kế về đường đô thị trong hồ sơ.  
Bài liên quan
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chính thức có thêm 42 tuyến đường, phố mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO