Góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị tốt đẹp

HNMCT| 27/07/2021 16:07

Nhìn lại dặm dài lịch sử, có thể thấy ở bất kỳ giai đoạn nào, thời điểm nào, những không gian sinh hoạt cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa trong cộng đồng. Từ cây đa, bến nước, sân đình, sân kho hợp tác xã và ngày nay là nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng..., những không gian ấy không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa mà còn trở thành yếu tố quan trọng góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, qua đó bồi đắp, nhân lên những giá trị tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
Góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị tốt đẹp
Người dân thôn Giao Tác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh sinh hoạt tại Nhà văn hóa. Ảnh: Nguyễn Quang Thái

Gắn kết tình làng nghĩa xóm

Những ngày này, khi cả Thủ đô đang nghiêm túc thực hiện khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế, hạn chế ra đường khi không cần thiết, tránh tụ tập đông người, nhiều người Hà Nội đã bày tỏ nỗi nhớ về những ngày chưa xa, khi không gian công cộng chưa bị giới hạn, khi thú vui đến nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng mỗi buổi sáng, chiều đã trở thành thói quen.

Ông Nguyễn Quang Trung ở thôn Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh kể rằng: Khi dịch Covid-19 chưa xuất hiện, nhà văn hóa là điểm thường xuyên lui tới của bà con trong thôn. Ngày nào cũng vậy, cứ tầm 4 - 5h chiều khi mặt trời đã bớt gay gắt, tiếng cười nói lại rộn rã không gian nhà văn hóa. Ở góc sân, các cụ cao tuổi vừa xoa bóp thư giãn sau bài tập dưỡng sinh vừa rôm rả trò chuyện. Góc khác là đám trẻ chơi cờ, nhảy dây. Muộn hơn một chút sẽ đến phiên các bà, các chị tập thể dục, aerobic...

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh cho biết: "Không chỉ là nơi sinh hoạt, họp hành, từ khi có nhà văn hóa thôn, mọi hoạt động như mừng thọ, hội diễn văn nghệ quần chúng, trao học bổng, tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, đám cưới văn minh... đều được tổ chức tại địa chỉ thân thuộc này. Nhờ đó, tình làng nghĩa xóm được khơi dậy và thắt chặt thêm, nhân dân ngày càng đoàn kết, thương yêu nhau. Người dân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn thuần phong mỹ tục; các hủ tục, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi".

Ông Nguyễn Xuân Đào ở thôn Thị Nguyên, xã Cao Dương (huyện Thanh Oai) cũng chia sẻ: Trước đây, khi thôn chưa có nhà văn hóa, người dân thường chơi thể thao tại sân đình, chùa hoặc tại các bãi đất trống ven đường. Số người luyện tập thể dục, thể thao vì thế cũng thưa thớt. Từ khi có nhà văn hóa, phong trào tập luyện sôi nổi hẳn lên. Những ngày dịch Covid-19 chưa xuất hiện, cứ khoảng 5h chiều là người dân đủ lứa tuổi, thành phần lại tụ họp tại nhà văn hóa. Người cao tuổi tập dưỡng sinh; cánh trung niên đánh cầu lông, chơi bóng chuyền; trẻ em nô đùa, tập luyện thể thao... Mỗi sáng sớm hay chiều muộn, chẳng kể ngày thường hay cuối tuần, từ trong hội trường ra đến khoảng sân rộng, tiếng cười nói, reo hò, cổ vũ không ngớt... Bầu không khí rộn ràng, đầy sức sống, sự đoàn kết và tình yêu thương ngập tràn làng quê yên bình này.

Những nỗi niềm để ngỏ

Giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa nơi cơ sở nhưng thực tế ở một số nơi, nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng thường chỉ được sử dụng cho việc tổ chức các cuộc họp của thôn, tổ dân phố cùng một số hoạt động văn hóa văn nghệ, chưa thực sự là điểm đến thường xuyên của người dân. Một số địa phương tuy đã bố trí được đất xây dựng song diện tích chưa bảo đảm; nhiều nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng có diện tích khuôn viên quá nhỏ, không đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều người tham gia.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hoạt động kém hiệu quả, lãng phí công năng các thiết chế văn hóa. Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh, nguyên nhân chủ yếu là vị trí, quy mô nhà văn hóa không phù hợp với thực tiễn địa phương.

“Có những nhà văn hóa được xây quá xa khu dân cư, người dân cảm thấy không tiện bằng việc ra ngay sân đình để sinh hoạt văn hóa. Có những nhà văn hóa có diện tích quá hẹp như nhà văn hóa ở thôn Dục Tú 2 (xã Dục Tú) chỉ rộng 52m2, không đủ chỗ cho người dân trong thôn hội họp, giao lưu nên khi có việc họ thường phải mượn nhà dân hoặc ra UBND xã”, bà Linh chia sẻ.

Bên cạnh đó, có một thực tế là hiện vẫn còn nhiều nhà văn hóa thường xuyên “cửa đóng then cài” do địa phương gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí dành cho việc duy trì hoạt động, sửa chữa, chống xuống cấp.

Thêm vào đó, theo ông Lê Khắc Nhu, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì, việc nhà văn hóa chưa thu hút được nhiều người dân tham gia các hoạt động được tổ chức tại đó còn là do đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao còn thiếu và yếu; việc sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, trái ngành nghề dẫn đến hệ quả là khó tổ chức được những hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị tốt đẹp
Nhà văn hóa thôn Yên Viên, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm khi chưa có dịch Covid-19. Ảnh: Quang Thái

Cần giải pháp căn cơ, đúng hướng

Là thiết chế giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa nơi cơ sở, vì thế, việc xây dựng nội dung, tổ chức hoạt động như thế nào để nhà văn hóa có thể phát huy tốt vai trò đó, góp phần giữ gìn tốt hơn giá trị văn hóa cộng đồng luôn là một vấn đề được các cấp quản lý quan tâm.

Hơn 5 năm trước, dự án “Nghiên cứu, khảo sát thực hiện thí điểm mô hình tổ chức, hoạt động mới cho nhà văn hóa thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội” (thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12-2016 tại Nhà văn hóa thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh) được coi là một hình mẫu để phát huy hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa. Với sự hướng dẫn chỉ mang tính gợi ý ban đầu, cộng đồng dân cư nơi đây tự thấy nhu cầu văn hóa cần được chia sẻ của mình và tìm cách để tự đáp ứng. Các cựu chiến binh muốn thành lập Câu lạc bộ di sản và ký ức; chị em phụ nữ lại thích có một câu lạc bộ để khuyến khích và truyền dạy nghệ thuật, hội họa..., và với sự giúp đỡ của dự án, các chị đã có Câu lạc bộ làm hoa và cắm hoa nghệ thuật, Câu lạc bộ văn nghệ dân gian (giúp nhau tập hát chèo, hát quan họ), Câu lạc bộ khiêu vũ (kết hợp thể dục dưỡng sinh)...

Không cần trụ sở, không “xin” kinh phí, các hoạt động chủ yếu diễn ra tại hội trường nhà văn hóa thôn và mọi người đều hào hứng tham gia. Thực tế ấy chứng minh một điều: Khi gắn liền với lợi ích của cộng đồng thì thiết chế văn hóa sẽ có sức sống mạnh mẽ. Nếu thiết chế văn hóa ấy không gắn kết với không gian xung quanh, không tạo ra tiện ích trong quá trình sử dụng, không đặt người dân vào vị trí trung tâm thì khó tránh cảnh “xây rồi đóng cửa để đấy”, không thu hút được đông đảo người dân tham gia.

Có thể thấy, sức sống của các giá trị văn hóa Việt Nam xưa nay thường nằm ở cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, duy trì, bảo tồn. Và, trong cơ cấu tổ chức cộng đồng, tổ dân phố, thôn xóm là thành tố cơ bản nên các hoạt động văn hóa được tổ chức ở đây có sức tác động mạnh mẽ đến người dân. Nét đẹp, điều hay cũng từ đó mà hình thành, lan tỏa sâu rộng, dẫn lối hành động đúng đắn cho số đông. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta cần có giải pháp thiết thực để nhà văn hóa trở thành thiết chế văn hóa thật sự hữu ích đối với cộng đồng dân cư.

Theo ông Lê Khắc Nhu, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì, bên cạnh việc lấy người dân làm trung tâm, chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, tổ chức khai thác sử dụng nhà văn hóa đúng mục đích, công năng; cần có cơ chế thích hợp để bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ được giao trách nhiệm quản lý nhà văn hóa.

Còn bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh lại có mong muốn, sau khi có quy chế hướng dẫn tổ chức hoạt động cho nhà văn hóa thì nên đưa nội dung đó vào hương ước, quy ước. Chỉ khi được nhân dân đồng thuận, đồng lòng tham gia thì công tác xây dựng đời sống văn hóa mới dễ thu được hiệu quả cần thiết, góp phần khơi gợi, bồi đắp, nhân lên những giá trị văn hóa tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi gia đình và từng thôn xóm.

Theo Báo cáo Kết quả rà soát danh mục nhà văn hóa thôn đề nghị Thành phố hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng năm 2020 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến tháng 8-2020, trên địa bàn thành phố có 2.115 thôn đã có nhà văn hóa (chiếm 90%), 10% còn lại chưa có nhà văn hóa do số thôn của một số huyện tăng lên từ việc kiện toàn, sáp nhập, thành lập mới. Một số huyện sau khi rà soát, tồn tại nhiều nhà văn hóa không còn đảm bảo (xây dựng từ lâu, diện tích từ 50 - 100m2, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hội họp của nhân dân). Sở Văn hóa và Thể thao đã rà soát, tổng hợp và đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ kinh phí xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa tồn tại thực trạng này.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị tốt đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO