Giữ gìn ''viên ngọc'' hồ Văn

HNMCT| 01/09/2021 09:06

Nằm trong không gian chung của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Văn cùng vườn Giám và khu nội tự tạo thành tổng thể kiến trúc hài hòa, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Vì thế, việc giữ gìn “viên ngọc” hồ Văn có ý nghĩa đặc biệt.

Giữ gìn ''viên ngọc'' hồ Văn
Hồ Văn nhìn từ trên cao.

Vẻ đẹp được khẳng định

Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám (tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương), nay thuộc quận Đống Đa (Hà Nội). Quần thể di tích này nằm trên diện tích 54.331m2, bao gồm hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự. 

Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu. Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú. Ngày nay, Phán Thủy đình tuy không còn, nhưng trên gò vẫn còn hai tấm bia đá ghi lại vẻ đẹp của hồ Văn và quá trình trả lại hồ Văn cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Tấm bia thứ nhất được dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp tu sửa Văn Miếu và nạo vét hồ Văn, do Hoàng giáp khoa Tân Hợi, Bố chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, có nội dung: “Trước Miếu có hồ nước lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668 - 1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán Thủy để ghi lại cảnh đẹp. Lâu ngày, cát đọng lại, cỏ dại mọc lan, lòng hồ ngày càng nông cạn, thu hẹp lại. Mùa thu năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức (1863), tôi cùng Cao đài Đặng Lương phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ, mở rộng chỗ hẹp, khơi sâu chỗ nông, phá chỗ rậm rạp cho phong quang để thấy rõ cảnh trí của hồ, của núi. Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn Hồ đình...”.

Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do phân cách địa giới hành chính, khu Văn Miếu thuộc tỉnh Hà Đông. Khi trao trả Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại cho tỉnh Hà Nội, khu hồ Văn đã bị bỏ sót. Năm 1939, các văn nhân, nho sĩ Hà Nội đã đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin trả lại hồ Văn về địa phận Văn Miếu. Tháng 5-1940, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ Văn về Văn Miếu. Sự kiện này được khắc lại trên bia “Hoàn Văn hồ bi” do Cử nhân khoa Quý Mão, quan Tổng đốc trí sĩ Hoàng Huân Trung soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942). 

Bảo vệ “viên ngọc” quý

Có thể thấy, hồ Văn là một thắng cảnh đẹp ở kinh thành Thăng Long và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều văn nhân, nho sĩ. Tuy nhiên, nội dung các tấm bi ký cũng cho thấy hồ Văn từng có nguy cơ “biến mất” do điều kiện tự nhiên và cả con người. Giai đoạn từ năm 1946 đến những năm 1990, hồ Văn bị xâm phạm nghiêm trọng khi 278 hộ dân xung quanh lấn chiếm với tổng diện tích 4.227m2. Do nhiều nguyên nhân, phải tới năm 2005, hồ Văn mới được tu sửa lớn. Năm 2006, sau khi hoàn thành, hồ được bàn giao cho Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám quản lý. 

Để phát huy tối đa giá trị của hồ Văn, tháng 7-2021, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hành phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu theo Dự án Bảo tồn, tôn tạo và khai thác Khu di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 31-8-1998.

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, việc triển khai dự án này nhằm trả lại một thành phần quan trọng với đúng chức năng và vị trí vốn có trong tổng thể khu di tích; góp phần làm tăng giá trị cảnh quan khu vực đô thị xung quanh, đồng thời phát huy giá trị tổng thể khu di tích.

“Việc phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu sẽ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và khu vực hồ Văn, đưa nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch và là nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới các hoạt động chung của khu di tích”, ông Kiêu khẳng định.   

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Minh Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, việc phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch của Hà Nội và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương xung quanh khu vực di tích, đồng thời gìn giữ các di sản văn hóa, khơi dậy truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ.

TIN LIÊN QUAN
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Giữ gìn ''viên ngọc'' hồ Văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO