Giới thiệu món ngon Hà Nội và Nhật Bản vào cuối tuần

Hoàng Lân/HNM| 21/03/2018 12:25

Trong khuôn khổ sự kiện Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội diễn ra từ ngày 23 đến 26-3 tới đây tại Hà Nội, hoạt động giới thiệu ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam được xem là một trong những điểm nhấn của chương trình.

Giới thiệu món ngon Hà Nội và Nhật Bản vào cuối tuần
Nhiều món ngon của Hà Nội và Nhật Bản sẽ được giới thiệu tại hoạt động giao lưu, giới thiệu ẩm thực Việt Nam - Nhật Bản diễn ra từ ngày 23 đến 25-3 tại Hà Nội.

Theo đó, hoạt động giới thiệu ẩm thực đặc sắc của Việt Nam và Nhật Bản sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ 23 đến 25-3 tại Cung văn hoá Thiếu nhi Hà Nội (36 Lý Thái Tổ). Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội – đơn vị thực hiện nội dung này – cho biết, Ban tổ chức (BTC) sẽ dựng 21 gian hàng, trong đó có 1 gian hàng chung, 10 gian hàng giới thiệu ẩm thực Việt Nam và 10 gian hàng giới thiệu ẩm thực Nhật Bản.

Với mục đích tôn vinh những nét đẹp văn hoá ẩm thực của người Việt, đặc biệt là nét ẩm thực Tràng An, BTC đã mời nhiều nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng và nhiều địa chỉ ẩm thực lâu đời của Hà Nội tham gia giới thiệu những món ăn đặc sắc. Đó là nghệ nhân Giang Quế Vương với món phở cuốn Hà Nội, bánh trứng; nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến với món xôi chè Phú Thượng; chuyên gia Nguyễn Cao Sơn giới thiệu ẩm thực trà Việt. Ngoài ra, những món ăn đã có thương hiệu của người Hà Nội sẽ được giới thiệu như: bánh khúc cô Lan, bánh cuốn Bà Hoành, nem cuốn, bún thang, bánh tẻ, bánh cốm Bảo Minh… 

Trong hoạt động giới thiệu ẩm thực này, nhiều món ăn truyền thống đặc sắc của Nhật Bản sẽ được giới thiệu. BTC cho biết, đã mời nhiều nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam tham gia sự kiện để thực hiện những món ăn đường phố khá thông dụng và nổi tiếng của người Nhật như món mì Yakisoba, Yakiudon; bánh Takoyaki – món bánh được làm bằng nhân bạch tuộc hoặc thịt bò hiện đã được nhiều người Việt Nam yêu thích… 

Hoạt động giới thiệu ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản được kỳ vọng sẽ là một trong những điểm nhấn của Lễ hội giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, năm nay, lễ hội giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội được nâng lên với quy mô và chất lượng hơn mọi năm. Các hoạt động không mang tính thương mại mà nhấn mạnh vào việc giao lưu, giới thiệu văn hoá của hai nước. Hà Nội hy vọng sẽ xây dựng lễ hội thành thương hiệu, trở thành sản phẩm văn hoá du lịch đặc trưng của Hà Nội để hấp dẫn du khách.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giới thiệu món ngon Hà Nội và Nhật Bản vào cuối tuần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO