Giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp

HNNN| 21/01/2021 15:58

Trong những năm qua, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô đã từng bước được kiềm chế. Số điểm cũng như thời gian ùn tắc đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cũng thẳng thắn thừa nhận, ùn tắc giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhận diện rõ nguyên nhân, từ đó quyết liệt, kiên trì thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài chính là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” ùn tắc.
Giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp
Hệ thống hạ tầng giao thông thành phố được đầu tư ngày càng hoàn thiện góp phần giảm ùn tắc giao thông. Trong ảnh: Đường Võ Nguyên Giáp - cửa ngõ quốc tế của Thủ đô. Ảnh: Bùi Anh Tuấn

Ùn tắc vẫn diễn biến phức tạp

Thời điểm đầu năm 2016, Hà Nội từng “điểm danh” 44 điểm ùn tắc giao thông, trong đó có những điểm “kinh niên”, gây bức xúc kéo dài trong dư luận như nút giao Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái, nút giao An Dương - đường Thanh Niên, nút giao Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên, đường Cổ Linh giao với đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ... Theo thời gian, với việc tập trung đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các cầu vượt Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái, An Dương - đường Thanh Niên, Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và cải tạo hạ tầng, điều chỉnh tổ chức giao thông, lắp đặt đèn tín hiệu..., tình trạng ùn tắc tại các khu vực này đã được giải quyết.

Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố đã tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển hạ tầng giao thông; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên một số tuyến đường vào giờ cao điểm; bố trí lực lượng chốt trực, điều hành giao thông, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm... Các công trình trọng điểm trước khi thi công đều được các sở, ngành thẩm định, phê duyệt phương án tổ chức giao thông nhằm tránh xáo trộn, hạn chế ùn tắc...

Ngoài ra, Thành phố đã phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vận tải hành khách liên tỉnh; sắp xếp luồng tuyến vận tải tại các bến xe nhằm hạn chế xe liên tỉnh vào nội đô và giảm ùn tắc trên tuyến đường Vành đai 3... Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Nhờ đó, từ năm 2016 đến nay, số điểm ùn tắc giao thông giảm dần. Từ 44 điểm vào đầu năm 2016, đến cuối năm 2017 giảm còn 37 điểm và đến nay chỉ còn 26 điểm (vượt chỉ tiêu là đến cuối năm 2020 giảm còn tối thiểu 40 điểm). Cùng với giảm số điểm thì thời gian ùn tắc tại từng điểm cũng giảm đáng kể.

Nhận định tình hình có chuyển biến tích cực song nhiều người vẫn cho rằng ùn tắc tuy được kiềm chế nhưng chưa bền vững, nhiều khu vực vẫn ách tắc nghiêm trọng vào các khung giờ cao điểm. Đơn cử như ông Lê Minh Hoàng (phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên) phản ánh, tuyến đường Nguyễn Văn Cừ dẫn lên cầu Chương Dương thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm sáng và chiều. Nhiều lúc cả tuyến đường như một bãi xe khổng lồ nhích từng mét đường. Thực tế cho thấy, tình trạng tương tự cũng xảy ra trên các tuyến đường Vành đai 3, đường 70 đoạn qua Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều (huyện Thanh Trì), nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ, nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến...

Theo Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, liên ngành Thành phố đã tổ chức rà soát, xác định rõ các nguyên nhân chính: Do sự quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông; do xung đột giao thông tại một số nút giao có mật độ cao; quá trình tổ chức thi công các công trình trên các trục đường giao thông; một số đoạn, tuyến đường chưa được đầu tư hoặc chưa hoàn chỉnh, tạo thành các “nút cổ chai”; do xảy ra sự cố giao thông trên các tuyến đường có mật độ cao; một số tuyến phố giao cắt với các ngõ nhỏ, tuyến phố có nhiều đường ngang giao cắt; do ảnh hưởng của thời tiết khi mưa, bão gây ra úng ngập cục bộ; các khu vực trường học, bệnh viện, nơi tập trung đông người cũng dễ gây ùn tắc vào giờ cao điểm. Ngoài ra, còn không ít người tham gia giao thông đi sai làn, đi ngược chiều, đi trên vỉa hè, dừng đỗ xe sai quy định.

Giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp
Nhờ tăng cường lực lượng điều tiết, hướng dẫn giao thông, số điểm ùn tắc đã giảm qua từng năm. Ảnh: Quang Thái

Đồng bộ các giải pháp

Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 7,1 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó xe máy là hơn 6 triệu chiếc, ô tô gần 900 nghìn chiếc, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng của ô tô là 10,2%/năm và xe máy là 6,7%/năm, trong khi đó tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị còn thấp, mới đạt khoảng 10,2% (tỷ lệ cần đạt là 20 - 26%). Vì vậy, nguy cơ ùn tắc là khó tránh và dự báo sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Trên cơ sở xác định nguyên nhân như trên, liên ngành đề ra các giải pháp khắc phục tương ứng trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Thứ nhất: Xén mở rộng tối đa mặt đường nhằm tăng khả năng thông hành, tăng diện tích đất dành cho giao thông.

Thứ hai: Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng.

Thứ ba: Xén vỉa hè, mở rộng các nút giao để tăng lưu lượng giao thông qua nút.

Thứ tư: Tổ chức giao thông hợp lý, cho các phương tiện rẽ phải liên tục, cấm rẽ trái tại một số nút giao để hạn chế xung đột giao thông.

Thứ năm: Liên tục theo dõi để có phương án điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông hợp lý theo lưu lượng giao thông, theo thời gian trong ngày nhằm góp phần giảm ùn tắc.

Thứ sáu: Tăng cường lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm, tại vị trí các nút giao. Trong đó phân rõ các nút giao thuộc trách nhiệm của thành phố, trách nhiệm của UBND cấp quận, phường.

Thứ bảy: Tổng hợp thường xuyên, cung cấp kịp thời thông tin về tình hình ùn tắc trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tham gia giao thông biết và tránh các điểm ùn tắc.

Thứ tám: Xây dựng bản đồ úng ngập và tổ chức phân luồng giao thông từ xa tại các điểm có khả năng xảy ra úng ngập và các vị trí đã được
xác định.

Thứ chín: Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi đi ngược chiều, dừng đỗ xe sai quy định; tăng cường phạt “nguội” qua hệ thống camera giám sát.

“Với việc thực hiện các giải pháp vừa cơ bản, linh hoạt và phù hợp với tình hình giao thông, vừa có tính chất lâu dài, trong giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đặt mục tiêu mỗi năm giảm 8 - 10 điểm ùn tắc, kiềm chế phát sinh các điểm ùn tắc mới và giảm thời gian ùn tắc tại mỗi điểm” - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin.

Nhận định các giải pháp của Thành phố có tính khả thi, song các chuyên gia giao thông cũng chỉ rõ, trong khi tốc độ gia tăng về phương tiện quá nhanh, tốc độ đầu tư hạ tầng lại không theo kịp, đáng kể là ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, thì “phương thuốc” hữu hiệu nhất là Hà Nội cần quyết liệt và sớm thực hiện các đề án lớn, gồm: Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với năng lực vận tải hành khách công cộng, triển khai thu phí phương tiện cơ giới theo khu vực.

Chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn cho rằng, theo tính toán, một làn đường một chiều rộng 3,5m nếu toàn bộ đi bằng xe máy thì sẽ chở được 9.000 người/giờ/hướng, đi bằng xe buýt chở được 4.000 - 5.000 người/giờ/hướng, nếu là ô tô cá nhân chỉ chở được 1.000 - 1.200 người/giờ/hướng. Trước tốc độ gia tăng số lượng ô tô cá nhân như hiện nay, cần thực hiện ngay việc thu phí ô tô vào nội đô bởi so với các phương tiện khác, ô tô chiếm dụng mặt đường rất lớn và cần không gian lớn khi dừng đỗ. Đây là một chủ trương đúng, vừa giảm áp lực cho giao thông trung tâm, vừa tạo ngân sách tái thiết hạ tầng giao thông. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khi GDP đạt 5.000 USD/người thì số lượng ô tô sẽ bùng phát. Hiện GDP đầu người tại Hà Nội đã xấp xỉ mức đó. Trong 5 năm nữa, sẽ có thêm nhiều gia đình sở hữu ô tô, khi đó việc thu phí phương tiện càng gặp nhiều rào cản. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ khó đạt được mục tiêu mong muốn nếu triển khai độc lập, không gắn với việc phát triển giao thông công cộng.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO