Đời sống văn hóa

Giải thưởng Đào Tấn 2023 - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống

Kim Thoa 20:48 30/05/2023

Năm nay, sau 4 năm ngưng hoạt động do dịch bệnh COVID-19, Giải thưởng Đào Tấn tái hoạt động nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

sk-1685344974326.jpg
Giáo sư Hoàng Chương - người sáng lập giải thưởng Đào Tấn - với đại biểu và văn nghệ sĩ (ảnh: daibieunhandan.vn)

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Theo Ban tổ chức, sau 4 năm tạm dừng vì dịch bệnh và những lý do bất khả kháng, Giải thưởng Đào Tấn được Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam khởi động lại nhân kỷ niệm 115 năm ngày mất của Đào Tấn (1907 - 2022), đúng vào dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 23 năm thành lập Viện.

Ra đời từ năm 2000, ngay từ khi mới thành lập Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến, Giải thưởng Đào Tấn trao tặng cho các tập thể, cá nhân có các tác phẩm sân khấu, văn học, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ giao lưu hội nhập của đất nước, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đầu tiên, Giải thưởng được trao hai năm/lần; từ năm 2005 đến nay được trao một năm/lần.

Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã vinh dự được trao tặng giải thưởng cao quý này như: Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo, nhà nghiên cứu (tuồng) Mịch Quang, nhạc sĩ Thuận Yến, GS.TS Nguyễn Thuyết Phong, GS.TS Thái Kim Lan, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, NSND Đàm Liên, NSND Bạch Tuyết... Năm nay, sau 4 năm tạm ngưng vì dịch bệnh, Giải thưởng Đào Tấn tái khởi động với việc vinh danh 15 cá nhân xuất sắc thuộc nhiều lĩnh vực và 5 đơn vị nghệ thuật.

Cụ thể, 2 giải thưởng cho các đoàn nghệ thuật bán chuyên xuất sắc được trao cho Đội tuồng làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; Câu lạc bộ tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đây là hai đơn vị nghệ thuật bán chuyên đã có công bảo tồn, gìn giữ, phát triển nghệ thuật tuồng tại địa phương.

10 giải thưởng cá nhân được trao cho các văn nghệ sỹ xuất sắc gồm: Cố nhà điêu khắc Nguyễn Sang; Nhạc sỹ Đình Thậm; Nhà thơ Trần Nhuận Minh; Nhà viết kịch Hoàng Thanh Du; Phó giáo sư, Tiến sỹ  họa sỹ Đoàn Thị Tình; Nghệ sỹ Phan Thanh Liêm; Nghệ sỹ Bình Tinh; Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán; Giáo sư, viện sỹ, họa sỹ, nhà điêu khắc Ngô Xuân Bính; Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi.

Ba đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp xuất sắc được vinh danh lần này, gồm: Sân khấu Lệ Ngọc - đơn vị sân khấu ngoài công lập thành công nhất; Nhà hát Chèo Hưng Yên với vở diễn xuất sắc "Ván cờ oan trái"; Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An với giải vở diễn xuất sắc "Bên dòng Long Khốt".

Đến dự lễ trao giải còn có Giáo sư Hoàng Chương - người sáng lập giải thưởng Đào Tấn. Nhiều năm qua ông mắc trọng bệnh, phải ngồi xe lăn, đi lại và nói năng rất khó khăn… nhưng ông vẫn đến tham dự và chúc mừng các văn nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật được trao giải đợt này.

Có mặt tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tâm đắc khi Giải thưởng Đào Tấn đã tôn vinh đến những câu lạc bộ, đội tuồng không chuyên ở cấp độ làng, xã. Họ là những người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng vẫn yêu tuồng, giữ tuồng như “mạch máu” trong cơ thể. Như đội tuồng Làng Kẻ Gám, họ vừa bước ra từ đồng ruộng, vừa thu hoạch lúa xong, giờ ra thủ đô nhận giải thưởng. Nhận xong lại về gieo mạ cho kịp vụ mới...

"Đó là một điều rất đáng quý, đáng trân trọng. Ý nghĩa cao quý, nhân văn nhất của văn nghệ chính là đi vào đời sống nhân dân và phục vụ nhân dân”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Giải thưởng Đào Tấn 2023 - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO