Y tế - Giáo dục

Giác mạc từ người chết não hiến tặng mang lại ánh sáng cho 4 bệnh nhân mù lòa

Hà Oai 15:45 12/10/2024

Các y bác sĩ Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép giác mạc lấy từ 2 bệnh nhân chết não ở Bệnh viện Đa khoa Bình Định và Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hiến tặng.

z5919674146411_711210875edeab7559e90692418a62fa.jpg
Ghép giác mạc cho bệnh nhân mù lòa của Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế.

Ngày 12/10/2024, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm Mắt của đơn vị vừa tổ chức lễ ra viện cho 4 bệnh nhân được ghép giác mạc thành công từ người hiến tặng chết não.

Trước đó, vào ngày 27/9, Bệnh viện Trung ương Huế nhận được thông tin về nguyện vọng hiến tặng giác mạc của một bệnh nhân nam 41 tuổi, chết não tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, các bác sĩ của Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế đã nhanh chóng thu nhận giác mạc và tiến hành ghép cho 2 bệnh nhân gồm một bệnh nhân nữ 40 tuổi từ Gia Lai và một bệnh nhân nam 50 tuổi đến từ Thừa Thiên Huế.

Tiếp đó, vào ngày 30/9, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận giác mạc từ một bệnh nhân hiến tặng chết não khác, 36 tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Sau khi sàng lọc kỹ lưỡng, giác mạc được ghép thành công cho hai bệnh nhân gồm một nam bệnh nhân 30 tuổi từ Gia Lai và một bệnh nhân nam 65 tuổi đến từ Thừa Thiên Huế.

Cả 4 bệnh nhân đều đã trải qua những tháng năm dài sống trong cảnh mù lòa, mất đi khả năng nhìn thấy ánh sáng và cuộc sống xung quanh. Tại buổi lễ xuất viện, 4 bệnh nhân được ghép giác mạc đã tự nguyện đăng ký hiến tạng của bản thân sau khi qua đời.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, ghép giác mạc hiện là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp bệnh nhân bị tổn thương giác mạc có cơ hội phục hồi thị lực, đặc biệt là trong những trường hợp điều trị nội khoa không còn mang lại kết quả. Tuy nhiên, với số lượng giác mạc hiến tặng còn hạn chế, hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước vẫn đang trong danh sách chờ đợi cơ hội được nhìn thấy ánh sáng một lần nữa. Đây là một sự kiện không chỉ mang tính y khoa mà còn là biểu tượng của sự sống, của lòng nhân ái, khi ánh sáng được trao tặng từ người đã khuất đến những người bệnh đang cần sự hồi sinh về thị giác.

z5919674160875_ff7a5f35219a0c89d42274e413f726ae.jpg
4 bệnh nhân được ghép giác mạc thành công từ người hiến tặng chết não ra viện.

Bệnh viện Trung ương Huế chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người hiến tặng và gia đình họ, vì đã không ngần ngại sẻ chia một phần cơ thể để mang lại hy vọng cho những bệnh nhân đang chờ đợi trong vô vọng. Trong bối cảnh số lượng giác mạc và tạng hiến tặng còn rất ít so với nhu cầu điều trị, hành động hiến giác mạc không chỉ là sự giúp đỡ cá nhân mà còn là sự đóng góp to lớn cho xã hội. Đây cũng chính là thông điệp mà Bệnh viện Trung ương Huế muốn gửi gắm đến mọi người “Hãy cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội nhân văn, nơi tình thương và sự sẻ chia sẽ thắp sáng cuộc sống của những người không may mắn. Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến gia đình những người hiến tặng vì nghĩa cử cao đẹp đã mang lại ánh sáng cho cuộc đời”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Học sinh Hà Nội không được dùng điện thoại trong lớp
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
Đừng bỏ lỡ
Giác mạc từ người chết não hiến tặng mang lại ánh sáng cho 4 bệnh nhân mù lòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO