Văn hóa - Xã hội

Gần 22.000 tác phẩm tham gia cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Văn Thiện 19:47 14/12/2023

Chỉ trong hai tháng, gần 22.000 tác phẩm đã được gửi đến tham dự cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”.

163372giai-nhat.jpeg
Cô giáo Nguyễn Thị Thiên Sinh được trao giải Nhất với tác phẩm "Hành quân theo bước chân những người anh hùng”

Chiều 13/12, Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi 'Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam' năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội. Cuộc thi do Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT chỉ đạo, Báo Giáo dục và Thời đại thực hiện.

Cuộc thi được phát động từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2023.

Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục đã tổ chức chấm và chọn những tác phẩm chất lượng để gửi về Ban tổ chức cuộc thi. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia với đông đủ bài thi của giáo viên và học sinh trong toàn ngành. Tiêu biểu là các Sở Giáo dục và Đào tạo: Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Hậu Giang, Cần Thơ...

Phát biểu khai mạc buổi lễ, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” được tổ chức nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu quê hương, các tấm gương tiêu biểu trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay tới giáo viên, sinh viên và học sinh cả nước".

Sau hơn hai tháng triển khai, cuộc thi đã có sức hút nhất định đối với người dân trên khắp cả nước; không chỉ các em học sinh, sinh viên, giáo viên mà ngay cả những bậc phụ huynh, những người cao tuổi cũng hết sức nhiệt tình tham gia.

“Có thể thấy số lượng tác phẩm dự thi đã phản ánh sự lan tỏa cũng như sức hút, quan tâm của đông đảo độc giả và các tầng lớp nhân dân đến với lịch sử nước nhà, nâng cao niềm tự hào dân tộc”, nhà báo Triệu Ngọc Lâm đánh giá.

Chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng nhưng Ban Tổ chức đã nhận được gần 22.000 tác phẩm. Với 178 tác phẩm vào vòng sơ khảo, 21 phẩm vào vòng chung khảo, Ban Tổ chức Quyết định công nhận trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc, 2 tập thể và 2 cá nhân, trong đó có 1 tác phẩm đoạt giải Nhất; 2 tác phẩm giải Nhì; 3 tác phẩm giải Ba; 6 tác phẩm giải Khuyến khích, 2 tập thể có nhiều tác phẩm dự thi, đạt chất lượng tốt và 2 giải cá nhân cho thí sinh lớn tuổi nhất và thí sinh nhỏ tuổi nhất.

Tác giả Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn, đạt giải nhất cuộc thi với tác phẩm “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”.

Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải, PGS-TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận xét, những người tham gia cuộc thi đã khắc họa rõ nét về lịch sử của dân tộc Việt Nam trong công cuộc giành độc lập và giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước. Trên tất cả, đó là tinh thần yêu nước. PGS-TS Nguyễn Danh Tiên mong muốn có thể lan toả cuộc thi tới cả những người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
  • Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
  • Sắp diễn ra Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2024
    Nhằm triển khai thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác quảng bá nghề dệt lụa truyền thống của phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội), chiều 22/11, Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc tổ chức hội nghị thông tin về công tác tổ chức Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
  • Mang tình thương yêu đến trẻ em vùng cao
    Với tinh thần tương thân tương ái và mong muốn sẻ chia những khó khăn, CLB Thiện Tâm cùng CLB Mầm Xanh đã tổ chức chuyến thiện nguyện “Hơi Ấm Mùa Đông 2024” đến thăm và hỗ trợ học sinh tại Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
  • Khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
    Tối 21/11 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024. Các đại biểu và đông đảo người dân, du khách đã tham quan, mua sắm và thưởng thức các đặc sản cả nước quy tụ về Thủ đô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Gần 22.000 tác phẩm tham gia cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO