EVN đảm bảo tốt cung cấp điện cho các sự kiện chính trị, xã hội trong 9 tháng đầu năm

Đăng Chung| 07/10/2017 15:58

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước và sinh hoạt của nhân dân tại các địa phương. Công tác điều hành sản xuất kinh doanh điện năng bám sát diễn biến tình hình cấp khí, than và thời tiết, thuỷ văn cũng như nhu cầu phụ tải điện từng tuần, từng tháng.

Về tình hình vận hành, trong tháng 9, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Trung, miền Nam thấp hơn dự kiến, tuy nhiên do nước về các hồ miền Bắc tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với dự kiến, nên tổng sản lượng thủy điện huy động cao hơn phương thức. Các nhà máy nhiệt điện than và tua-bin khí được khai thác theo mục tiêu điều tiết thủy điện, các nhà máy nhiệt điện than khu vực Đông Bắc đấu nối vào lưới điện 220kV được huy động cao để chống quá tải cho lưới điện.

EVN đảm bảo tốt cung cấp điện cho các sự kiện chính trị, xã hội trong 9 tháng đầu năm


Ảnh minh họa


Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9/2017 đạt 17,46 tỷ kWh, sản lượng ngày lớn nhất đạt 621,5 triệu kWh và công suất lớn nhất 29.561 MW (ngày 13/9); lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 147,92 tỷ kWh, tăng 8,17% so với cùng kỳ năm 2016. Trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng từ miền Bắc vào miền Trung và vào miền Nam. Lũy kế 9 tháng sản lượng truyền tải ước đạt 124,7 tỷ kWh (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2016), công suất truyền tải cao nhất trên đường dây 500 kV Trung - Nam là 3.600 MW. Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN lũy kế 9 tháng ước đạt 129,6 tỷ kWh, tăng 9,07% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng điện thương phẩm nội địa tăng 9,31%.


Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của các đơn vị tiếp tục cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Tính chung toàn Tập đoàn, trong 8 tháng đầu năm, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 624 phút (giảm 43% so với cùng kỳ 2016), tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 0,64 lần/khách hàng (giảm 36,2%), tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 4,56 lần/khách hàng (giảm 36,2%). Tổn thất điện năng toàn Tập đoàn 8 tháng là 7,26%, thấp hơn 0,21% so với kế hoạch phấn đấu năm 2017 (7,47%). Đây là cố gắng nỗ lực rất lớn của các đơn vị trong công tác quản lý kỹ thuật, vận hành khi giảm đáng kể thời gian cắt điện phục vụ thi công, giảm số lần và thời gian sự cố trong khi quy mô lưới điện không ngừng tăng lên. Đặc biệt, Tập đoàn và các đơn vị đã nỗ lực tối đa trong việc tập trung khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng, khẩn trương khắc phục thiệt hại nặng nề cho hệ thống lưới điện do các cơn bão số 2 (Talas) và bão số 10 (Doksuri) gây ra. EVN cũng đã thực hiện tốt việc đảm bảo cung cấp điện cho các sự kiện chính trị, xã hội trong 9 tháng đầu năm.


Về đầu tư xây dựng, 9 tháng đầu năm 2017, EVN đã nỗ lực trong việc điều hành, chỉ đạo thi công các công trình theo kế hoạch đề ra, đảm bảo công tác bố trí vốn, giải ngân vốn đầu tư kịp thời cho các dự án với giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 84.753 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 69.439 tỷ đồng. Tình hình thi công của hầu hết các dự án trọng điểm cơ bản bám sát tiến độ.


Về nguồn điện: Đã hoàn thành đưa vào phát điện 8 tổ máy với tổng công suất là 1.535MW, gồm: Thủy điện Trung Sơn (4x65MW), Nhiệt điện Thái Bình (2x300MW), Thủy điện Thác Mơ mở rộng (75MW) và tổ máy 2 - Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (600MW). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho Nhiệt điện Duyên Hải 3.


Về lưới điện: EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 165 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 7 công trình 500 kV, 12 công trình 220 kV và 146 công trình 110 kV), đã khởi công xây dựng 144 công trình lưới điện 110 - 500 kV. Khối lượng các công trình hoàn thành đạt 1.316 km đường dây và công suất trạm biến áp là 10.475 MVA.


Đối với các mặt công tác khác, trong 9 tháng đầu năm 2017, EVN đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2016 -2020; phê duyệt Đề án sắp xếp, tái cơ cấu 9 Tổng Công ty thuộc EVN giai đoạn 2017 -2020; phê duyệt và hướng dẫn Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đưa các đơn vị dịch vụ sửa chữa đi vào hoạt động, tách bạch với khâu quản lý vận hành lưới điện truyền tải và phân phối...


Một số mục tiêu, nhiệm vụ chính của EVN trong
quý IV năm 2017


Với mục tiêu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2017, trong đó đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân với nhu cầu tăng 11,5% hoặc cao hơn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch quý IV như sau: 
Đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như: Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Sản lượng điện sản xuất và mua ngoài đạt 49,8 tỷ kWh; trong đó sản lượng điện thương phẩm (kể cả bán cho Lào và Campuchia) đạt 45 tỷ kWhVận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, bám sát tình hình phụ tải, diễn biến thời tiết - thuỷ văn và sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi; huy động tối ưu các nhà máy điện trong hệ thống. Đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp điện mới, phát triển khách hàng. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm thời gian tiếp cận điện năng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó giảm thời gian thực hiện các thủ tục của Điện lực xuống dưới 7 ngày; triển khai cung cấp các dịch vụ điện lực trực tuyến tại các tỉnh, thành phố.


Về đầu tư xây dựng nguồn điện: Hòa lưới phát điện tổ máy thứ hai của Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (600MW); đốt than thử nghiệm tổ máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng và nghiệm thu bàn giao công trình Thủy điện Trung Sơn.


Về đầu tư xây dựng lưới điện: Đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2017 các dự án trọng điểm miền Nam (Đường dây 220kV Tân Uyên - Thuận An, lắp máy 2 trạm biến áp 220kV Tây Ninh, Uyên Hưng, Đức Hòa, Vũng Tàu...); các dự án đảm bảo  cấp điện Hà Nội (đoạn tuyến đường dây 500/220kV Long Biên - Bắc Ninh 2, đường dây 220kV Hoà Bình - Tây Hà Nội, trạm biến áp 220kV Tây Hà Nội, lắp máy 2 các trạm biến áp 220kV Đông Anh, Bắc Ninh 2...); và các dự án trong điểm khác, như: trạm biến áp 500kV Việt Trì, nâng công suất trạm biến áp 500kV Vũng Áng và các trạm biến áp 220kV Nông Cống, Lưu Xá, Đăk Nông...


Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2020, trong đó điển hình là công tác cổ phần hóa EVNGENCO3.


Triển khai các hoạt động của Tháng tri ân khách hàng 2017 và các hoạt động kỷ niệm nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2017).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
EVN đảm bảo tốt cung cấp điện cho các sự kiện chính trị, xã hội trong 9 tháng đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO