Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long

NSHN| 22/01/2022 18:43

Sáng 22-1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức dựng cây nêu, thả cá chép để mừng Xuân Nhâm Dần 2022 tại Hoàng thành Thăng Long. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động diễn ra dịp này không được mở rộng cho công chúng tham dự như mọi năm.

Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Các hoạt động này được thực hiện tại Hoàng thành Thăng Long mỗi dịp Tết đến, xuân về nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Nghi thức thả cá chép trong lễ ông Công, ông Táo được chuẩn bị kỹ lưỡng, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Những con cá chép đỏ được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng, được thả tại sông cổ trong khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu để phóng sinh.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Theo truyền thuyết dân gian, ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về trời, tâu với thiên đình về những việc xảy ra dưới dân gian, truyền tải những mong muốn của người dân đến với Ngọc Hoàng.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Đây là một phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam được gìn giữ đến ngày nay.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Bên cạnh đó, việc thả cá chép còn mang ý nghĩa phóng sinh, khuyến khích mọi người yêu thiên nhiên, yêu động vật. Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng đại biểu thả cá chép.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời, đoàn rước di chuyển đến khu vực Đoan Môn để dựng cây nêu ngày Tết.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Theo quan niệm dân gian, cây nêu được dựng để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời còn mang ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Cây nêu được dùng là loại tre đực cao, to, được chặt sạch các cành, chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Bà Phạm Thị Mão (Đội dâng hương Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội) cho biết: "Việc dựng cây nêu mang một ý nghĩa lớn đối với mọi người dân Việt Nam dịp Tết đến xuân về. Nó không chỉ để gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, mà còn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho mọi người".
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Theo bà Mão, một phần quan trọng của cây nêu là treo những tế khí bằng đất nung, để chúng va đập nhau trong gió với tiếng kêu leng keng mang ý nghĩa trừ ma quỷ, giúp cả năm an lành.
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
Theo dân gian, cây nêu được dựng trong ngày 23 tháng Chạp, báo hiệu khởi đầu những ngày Tết...
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
.... đến ngày mùng 7 tháng Giêng là lễ khai hạ, tức hạ nêu (hết Tết).
(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Dựng cây nêu, thả cá chép đón năm mới tại Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO