Chuyển động Hà Nội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo động lực để Thành phố phát triển nông nghiệp

KT 11:15 02/12/2023

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 13 nội dung liên quan đến nông nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo động lực để thành phố chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp.

anh-01.12-10.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị (ảnh: hanoi.gov.vn)

Chiều 1/12, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị về công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp Thủ đô. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở, ban, ngành thành phố Hà Nội.

Đến nay, với việc 17/18 huyện và 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đời sống người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện, thu hẹp khoảng cách về mọi mặt giữa khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm thành phố (số liệu đến năm 2023 thu nhập của người dân nông thôn đạt 63,28 triệu đồng/người/năm tăng hơn 7 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống chỉ còn 0,06% (cơ bản không còn hộ nghèo so với từ 12,5% năm 2008).

Khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô với quy mô sản xuất gần 50.000 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD, cao hơn xấp xỉ 8 lần so với năm 2008, đứng top đầu về quy mô so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng) duy trì và bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho người dân, tạo công ăn việc làm và vành đai xanh cho Thủ đô. Một số lĩnh vực nông nghiệp Hà Nội dẫn đầu toàn quốc như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước; ngành chăn nuôi phát triển nhất cả nước với quy mô đàn trên 40 triệu (trong đó đàn gia cầm đứng đầu cả nước, đàn lợn đứng thứ 3 cả nước)…

Các giải pháp hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế nông thôn liên kết phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với tiêu thụ sản phẩm làng nghề, làng có nghề giàu bản sắc văn hóa. Các giải pháp thu hút, khai thác, phát huy các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân như ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào các dự án sử dụng công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải…

Dự thảo Luật đề xuất giao thành phố Hà Nội được quyết định sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông để sản xuất nông nghiệp sinh thái kết hợp tham quan, giáo dục, du lịch trải nghiệm nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ đất đai. Thành phố cũng được phép chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.

Đáng chú ý, thành phố sẽ được quyền quyết định việc góp quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất nông nghiệp; cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp các công trình phụ trợ bán kiên cố phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

Về lâu dài, Thành phố cũng đã đánh giá nghiên cứu và xác định các điểm nghẽn gây khó khăn trong phát triển nông nghiệp như vấn đề về quản lý sử dụng, tích tụ đất đai cho tổ chức sản xuất; các vấn đề về thẩm quyền quyết định trong việc khuyến khích tổ chức sản xuất, thủ tục; các vấn đề về mô hình sản xuất, tổ chức sản xuất;... để đề ra các giải pháp tháo gỡ, đặc biệt đưa vào các nội dung tháo gỡ về thể chế trong Luật Đất đai, đặc biệt là Luật Thủ đô (sửa đổi). Song song với việc hoàn chỉnh sửa đổi Luật Thủ đô, thành phố đang thực hiện lập và điều chỉnh 2 quy hoạch lớn của Thủ đô (Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô).

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 13 nội dung liên quan đến nông nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo động lực để thành phố chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp.

Tại Hội nghị, các Sở, ban, ngành thành phố Hà Nội đã trao đổi với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm làng nghề, nông nghiệp công nghệ cao, phòng chống thiên tai… nhằm kiến tạo không gian phát triển mới cho ngành nông nghiệp Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn song hành cùng Thành phố thực hiện lập và điều chỉnh 2 quy hoạch lớn của Thủ đô, đây là các căn cứ quan trọng, là cơ hội để nông nghiệp Thủ đô tiếp tục xác định vị trí vai trò và hướng phát triển đồng bộ trong tổng thể chung của Thủ đô. Đồng chí Trần Sỹ Thanh cũng mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thống nhất và ủng hộ các nội dung điều chỉnh, bổ sung liên quan đến nông nghiệp trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo động lực để Thành phố phát triển nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO