Dù tác động bởi dịch Covid-19, kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020 vẫn duy trì tăng trưởng

kinhtedothi| 29/06/2020 09:38

Ngày 29/6, UBND TP Hà Nội giao ban công tác quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020.

Theo đó, năm 2020 - năm cuối của kỳ kế hoạch 5 năm 2016-2020, Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) trong bối cảnh đặc biệt: vừa phải chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, vừa thực hiện các giải pháp phát triển KTXH, đồng thời chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.
Dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự cố gắng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, dịch Covid-19 được khống chế, sớm thiết lập “trạng thái bình thường mới” để tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển KTXH.
Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả

Thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Chính phủ, các Bộ, ngành và Thành ủy về phòng và chống dịch Covid-19; bám sát diễn biến dịch bệnh, kịp thời xử lý ngay những vấn đề phát sinh; thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; kịp thời hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn theo chính sách của Quốc hội, Chính phủ đồng thời triển khai 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã tích cực vận động, chung tay quyên góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống y tế, tất cả 114 ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn đều đã khỏi bệnh, không có người tử vong; hơn 60 ngày qua không có ca nhiễm ngoài cộng đồng; dịch Covid-19 đã được khống chế. Thành phố thiết lập trạng thái "bình thường mới” và tập trung thực hiện "mục tiêu kép" – vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và duy trì phát triển trong các tháng cuối năm.

Mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19, kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng

Lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực, phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh. Từ tháng 5, sản xuất, kinh doanh đã dần phục hồi, các chỉ tiêu tăng cao so với tháng trước. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 3,39%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây của Thành phố. Tuy nhiên, trong bối cảnh bị ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19, mức tăng đạt được là khá cao so với nhiều tỉnh, thành phố và mức chung cả nước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,5% (cùng kỳ tăng 7,4%), trong đó: Chế biến chế tạo tăng 3,3%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 6,1%; Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5%; khai khoáng giảm 11,8%.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 6,6% (cùng kỳ tăng 10%); tổng mức bán lẻ tăng 0,5%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giao thương ngưng trệ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 6,7%; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13,7 tỷ USD, giảm 9,2%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân ước tăng 3,68% (cùng kỳ tăng 4,1%).
Du lịch chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, tổng lượng khách du lịch đạt 4,93 triệu lượt, giảm 65,4%, trong đó khách quốc tế giảm 68,8%; tổng thu từ du lịch giảm 61,5%; công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 31,74%, giảm 38,35 điểm % so với cùng kỳ.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đôn đốc tháo gỡ khó khăn, đối thoại, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - năm thứ 2 liên tiếp duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) - năm thứ 3 liên tiếp duy trì vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng ước đạt 152,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% (cùng kỳ tăng 12,02%).

Vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 3%, tổng dư nợ tăng 2,8%. Có 12.649 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 175 nghìn tỷ đồng, tuy giảm 7% về số lượng nhưng tăng 5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Triển khai tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 – hợp tác và phát triển” (ngày 27/6) ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế và thiết lập “trạng thái bình thường mới” nhằm thu hút đầu tư, phục hồi và thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là hội nghị quy mô lớn, chưa từng có trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, thể hiện ý chí, bản lĩnh của lãnh đạo Thành phố và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc phục hồi và đẩy mạnh phát triển KTXH.
Thu NSNN trên địa bàn ước đạt 124.843 tỷ đồng, đạt 44,8% dự toán, giảm 3,4% cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 34.213 tỷ đồng, đạt 33,2% dự toán, tăng 21,5% cùng kỳ, trong đó chi thường xuyên 19.374 tỷ đồng, đạt 40% dự toán, tăng 1,2% cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư toàn Thành phố 14.826 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch giao; trong đó chi xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố 5.034 tỷ đồng, đạt 30,3% kế hoạch vốn giao.
Quyết liệt xử lý nghiêm vi phạm tại công trình 8B Lê Trực

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được duy trì tốt, đảm bảo cung cấp điện, nước, thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu sáng... Tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt trên 78% (cùng kỳ đạt 57%).

Quyết định đầu tư 15 trạm xử lý nước thải còn lại trong các cụm công nghiệp để hoàn thành 100% chỉ tiêu vào cuối năm. Tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới 600 nghìn cây xanh; đôn đốc tiến độ các nhà máy xử lý rác thải. Hoàn thành hạ ngầm cáp điện lực, viễn thông 15 tuyến phố; sau 3 năm đã hoàn thành 151/253 tuyến.

Chỉ đạo quyết liệt xử lý nghiêm vi phạm tại công trình 8B Lê Trực và các vi phạm trật tự xây dựng kéo dài gây bức xúc dư luận. Hoàn thành phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2020 cấp huyện; hoàn thành 100% công tác cấp giấy chứng nhận và kê khai đất đai lần đầu theo kết quả giám sát của HĐND Thành phố; tỷ lệ hộ được giao đất dịch vụ đạt 78,49% (cùng kỳ đạt 66,48%). Quản lý, vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường nước và không khí; số ngày và mức độ ô nhiễm khói, bụi trong không khí giảm so với cùng kỳ.

Kịp thời hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 đợt 1 cho hơn 385,4 nghìn người

Các hoạt động văn hóa, đón Tết, tổ chức lễ hội được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, vui tươi; kịp thời điều chỉnh các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với diễn biến dịch Covid-19. Đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông tin liên lạc được duy trì thông suốt; công nghệ thông tin được chú trọng hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố thông minh; dịch vụ công trực tuyến mức 3 trở lên đạt 100%, trong đó mức 4 đạt 30%.

Triển khai dạy và học trên truyền hình, internet và kịp thời điều chỉnh chương trình học khắc phục gián đoạn do dịch bệnh.

An sinh xã hội được đảm bảo; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Công tác chăm lo Tết cho nhân dân và đối tượng chính sách thực hiện tốt; đã tổ chức tặng hơn 1,4 triệu suất quà Tết với tổng số tiền 622,3 tỷ đồng, trong đó 136,6 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Kịp thời hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 đợt 1 cho hơn 385,4 nghìn đối tượng, tổng kinh phí 474,1 tỷ đồng; tiếp nhận, xét duyệt và ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho trên 22,2 nghìn người, số tiền 496,2 tỷ đồng. Bổ sung 1.009 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân...

Hoạt động đối ngoại tiếp tục được quan tâm, nhất là thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ phòng chống dịch; Lãnh đạo Thành phố tiếp 24 đoàn ngoại giao, các tập đoàn và doanh nghiệp quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư. Lực lượng chức năng đã bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, hơn 450 lượt hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế trên địa bàn. Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân năm 2020, đảm bảo về số lượng và chất lượng cao. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, vận chuyển, quản lý và bảo đảm cho công dân thuộc diện phải cách ly theo dõi dịch bệnh Covid-19.
Hai kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm

6 tháng cuối năm 2020, tình hình thế giới, khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và gây ra những hậu quả nặng nề. So với thời điểm cuối năm 2019, bối cảnh tình hình đã thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều.

Căn cứ dự báo tình hình quốc tế, kịch bản tăng trưởng của cả nước và tình hình sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm, Thành phố dự báo và xây dựng các kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm để chỉ đạo, điều hành phấn đấu đạt mục tiêu cao nhất so với Kế hoạch năm 2020 như sau:

Kịch bản 1: Tăng trưởng Quý III đạt 7,8%, Quý IV đạt 8,4%, tính chung 6 tháng tăng 8,14% và dự báo cả năm đạt 5,9% (tăng gấp 1,3 lần kịch bản tăng trưởng cả nước từ 4,4-5,2%).

Kịch bản 2: Tăng trưởng Quý III đạt 6,9%, Quý IV đạt 7,4%, tính chung 6 tháng tăng 7,16% và dự báo cả năm đạt 5,4% (tăng gấp 1,3 lần kịch bản tăng trưởng cả nước từ 3,6-4,4%).
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
6 tháng cuối năm 2020, thành phố triển khai tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng bộ Thành phố. Chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các chương trình làm việc của Thành ủy và HĐND Thành phố.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND Thành phố về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm 2020; 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý đầu tư, xây dựng để nâng cao hiệu quả đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Tiếp tục cắt giảm thời gian các thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ.
Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI.
Đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục thành lập các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Xây dựng và tổ chức hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, xúc tiến du lịch. Thực hiện tốt việc kết nối cung - cầu hàng hóa; ổn định nguồn cung thịt lợn và các loại thực phẩm thay thế; đẩy mạnh tái đàn lợn. Thu hoạch vụ xuân nhanh, gọn và phấn đấu gieo cấy hết diện tích vụ mùa, diện tích cây vụ đông.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu ngân sách, thực hiện các giải pháp thu ngân sách bền vững; tăng cường đôn đốc thu nợ thuế, tiền thuê đất; khai thác các khoản thu, nhất là từ đất và đấu giá đất, tiền thuê đất nộp một lần. Chỉ đạo chi ngân sách đúng luật, hiệu quả, kịp thời.
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư; rà soát từng dự án đầu tư công, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển KTXH, trong đó đặc biệt chú trọng các dự án khởi công, hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; Tiếp tục rà soát, chức năng nhiệm vụ, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Thành phố; điều chỉnh Đề án vị trí việc làm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính; tập trung cải thiện các chỉ tiêu thành phần các chỉ số SIPAS, PAPI. Tổ chức thi tuyển viên chức giáo dục các quận, huyện, thị xã năm 2020; Thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2020.

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nêu bật hình ảnh Thủ đô thân thiện, an toàn, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19. Chuẩn bị tốt các điều kiện để đón làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài. Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung hiệp định CPTPP, EVFTA, EVIPA. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố.

Tăng cường phối hợp với Thường trực HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ chính trị, phát triển KTXH.

Thành phố tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học; Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh...
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Dù tác động bởi dịch Covid-19, kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020 vẫn duy trì tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO