Du lịch chùa Hương vào mùa thu

Kim Thoa| 22/11/2022 16:37

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) nổi tiếng là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhiều phật tử và du khách.

du-lich-chua-huong-2020-2(1).jpg

Chùa Hương là cách gọi trong dân gian, ngoài ra danh thắng này còn có tên gọi khác là Hương Sơn. Đây là một quần thể văn hóa - tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật được xây dựng quy mô vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Không chỉ thu hút du khách mùa lễ hội (tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch hằng năm), chùa Hương còn là một danh lam thắng cảnh đẹp, đặc biệt nên thơ mỗi độ thu về.

Chùa Hương vào thu không còn cảnh chen lấn, khói nhang nghi ngút, đi tour du lịch chùa Hương mùa này rất thanh vắng. Khoảng thời gian cuối thu này vô cùng thích hợp cho những ai thích leo núi tản bộ, đoạn đường chật hẹp từ bến Trò lên đến động Hương Tích dường như được trải rộng thêm, nắng xuyên qua kẽ lá ven sườn núi, lấp ló tiếng chim hót trên cành.

suoi-yen-tho-mong-khi-vao-thu-ivivu-1.jpg
Suối Yến

Điều đặc biệt nhất vào thời điểm này là suối Yến đẹp như một bức tranh thủy mặc, trong xanh và được nhuộm hồng bằng màu hoa súng. Suối Yến dài khoảng 4km, có hình dáng tựa như chiếc đuôi xòe rộng của một con chim yến và chảy ra sông Đáy. Đến nay, suối Yến vẫn là con đường thủy duy nhất để vào ngắm cảnh chùa Hương.

Thời điểm tháng 11 hàng năm được xem là thời gian lý tưởng nhất để du khách tới thưởng thức dòng suối Yến thơ mộng. Ngồi trên thuyền lững thững trôi trên dòng sông, lắng nghe tiếng nước đập vào mái chèo, đưa mắt ngắm nhìn những hàng cây khẳng khiu lá chuyển sắc vàng và làn nước xanh biếc được tô điểm bởi hàng ngàn bông hoa súng màu hồng tím. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp ngẩn ngơ.

Tên suối Yến của dòng suối bởi dòng suối có hình dáng giống như đuôi con chim yến đang xòe rộng, vì vậy mà suối Yến còn có tên gọi khác là Yến Vĩ. Khi đi du lịch chùa Hương mùa thu bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn những cảnh sắc tươi đẹp nơi đây để dễ dàng rũ bỏ những phiền muộn, xả stress để giải tỏa những áp lực trong cuộc sống hàng ngày.

chua.jpg
Chùa Thiên Trù

Du lịch chùa Hương vào những ngày thu bạn còn được ngắm chùa Thiên Trù yên ả trong nắng nhẹ, mang vẻ thanh tịnh giữa mùi hương trầm bảng lảng, lặng lẽ, trầm tư giữa bạt ngàn cây cối xanh tươi. Đó là khung cảnh hiếm gặp được khi đến chùa Hương mùa lễ hội. Nằm ở thung lũng Thiên Trù, chùa Thiên Trù có tên gọi khác là chùa Trò, chùa Ngoài, chùa có niên đại hơn 400 năm. Chùa Thiên Trù được ví như một lâu đài nguy nga, tráng lệ “biệt chiếm nhất Nam thiên” giữa núi rừng Hương Sơn.

Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê -Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho… có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại  lễ Phật qua đêm.

914-bai-15-5.jpg
Động Hương Tích

Nói đến chùa Hương thì không thể không nhắc đến động Hương Tích - “Nam thiên đệ nhất động”. Du khách đến đây không khỏi choáng ngợp khi mở ra trước mắt là khung cảnh thênh thang, hun hút của một hàm rồng lớn. Đó chính là cửa động Hương Tích.

Từ đây, du khách vào động Hương Tích bằng cách đi bộ xuống hơn 100 bậc đá. Bạn sẽ thấy bên trái lối vào là vách núi cao khắc 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động”, do chúa Trịnh Sâm đặt bút đề vào năm 1770 khi tuần du Sơn Nam. Trong động là những khối thạch nhũ to nhỏ được thiên nhiên điêu khắc thành những bức tượng tuyệt mỹ được đặt tên theo hình dáng của chúng: núi đụn gạo, cây vàng-cây bạc, con trâu, con bò, né kén… trần động là kiệt tác “cửu long tranh châu” với những khối thạch nhũ hình rồng tranh 1 khối thạch nhũ hình viên châu dưới động… Tất cả đều lộng lẫy kỳ ảo tuyệt vời.

Ngoài những bức tượng tự nhiên, động còn được con người thổi hồn vào để làm nên những kiệt tác thạch nhũ tuyệt đẹp. Hàng năm có rất nhiều lượt khách đến động Hương Tích để ngắm cảnh, cầu bình an…

Không chỉ là chốn Phật môn linh thiêng bậc nhất nước Nam, chùa Hương mùa nào cũng đẹp. Mỗi mùa là một bức tranh, một cảnh sắc riêng nhưng gây xao xuyến nhất có lẽ là mùa thu với cái nắng dịu nhẹ như mật, không khí mát mẻ, trong lành khiến lòng người say mê.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Du lịch chùa Hương vào mùa thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO