Ngôi làng mọi người dân đều đi trên dây

Kim Thoa (T/h)| 18/11/2022 15:19

Một ngôi làng nhỏ tên Tsovkra-1 ở miền núi thuộc Công hòa Dagestan của Nga, nổi tiếng là nơi duy nhất trên thế giới có toàn bộ dân số khỏe mạnh biết cách đi trên dây.

ngoi(1).jpg

Không ai biết chính xác truyền thống đi trên dây của người dân Tsovkra-1 bắt đầu như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn rằng trong 100 năm qua, tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong làng đều học cách đi bộ trên dây. Nhiều người trong số họ đã trở thành những diễn viên xiếc. Mặc dù dân số của Tsovkra-1 đã giảm từ 3.000 vào thập niên 1980 xuống còn 400 người như hiện nay nhưng tất cả người dân trong làng đều được học về nghệ thuật đi bộ trên dây.

5120-tightrope-walking3-1802.jpg

Theo truyền thuyết, những người đàn ông ở Tsovkra-1 đã học cách đi bộ trên dây thừng bấp bênh như một cách để để có thể lấy lòng các cô gái nhanh hơn. Do quá mệt mỏi khi phải thường xuyên đi bộ hàng ngày trời để tìm cách tán tỉnh những cô gái ở làng khác, bị các vách núi ngăn trở, phái mạnh nơi đây đã dày công tìm kiếm các lối đi tắt nhưng chỉ có thể tới được bằng cách đi trên dây. 

Ở ngôi làng đặc biệt này không có đất để trồng trọt, không có ngũ cốc, không có bánh mì, vì vậy để nuôi sống gia đình, những người đàn ông ở đây đã học cách đi bộ trên dây. Nukh Isayev - một người đàn ông địa phương - chia sẻ với Diagonal View rằng: "Họ đã biểu diễn ở Nga, ở Trung Á và có một nhóm người dân đã đi biểu diễn vì niềm tự hào của đất nước".

Truyền thống đi bộ trên dây của Tsovkra-1 đã tồn tại từ rất lâu, vào thế kỷ 19, người dân ở Dagestani đã nghe thấy tiếng tăm của dân làng. Các trường dạy đi bộ trên dây Tsovkra-1 đã đào tạo trẻ nhỏ trở thành những nghệ sĩ biểu diễn xiếc. Nhiều em đã được biểu diễn trên các sân khấu lớn và giành được giải thưởng ở các cuộc thi quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Ngôi làng mọi người dân đều đi trên dây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO