Sự kiện & Bình luận

Đồng chí Đào Duy Tùng: Người con ưu tú của quê hương Đông Anh (Hà Nội)

Quỳnh Phạm 20/04/2024 09:58

Đồng chí Đào Duy Tùng (1924 –1998) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội). Ông là người có nhiều công lao và thành tích đối với cách mạng, đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng cao quý.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, yêu nước và cách mạng, đồng chí Đào Duy Tùng đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, đồng chí đã tham gia lãnh đạo phong trào Việt Minh ở xã từ tháng 4/1945.

article.jpg
Đồng chí Đào Duy Tùng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư và Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư cho đến tháng 6/1996. (Ảnh: Tạp chí Cộng sản).

Trong tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, đồng chí Đào Duy Tùng tham gia lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền tại địa phương, làm cán bộ huyện, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở các xã trong huyện. Tháng 9/1945, Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và cuối năm 1945 khi Chi bộ xã Cổ Loa được thành lập, Đồng chí được giao làm Bí thư Chi bộ xã.

Tháng 6/1946, Đồng chí Đào Duy Tùng là Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Việt Minh huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên. Tháng 2/1947, Đồng chí là Tỉnh ủy viên kiêm Bí thư huyện ủy Kim Anh, sau đó được giao phụ trách Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Phúc Yên. Tháng 9/1948, Đồng chí là Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Phúc Yên. Tháng 7/1949, ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên.

Tháng 2/1950, đồng chí Đào Duy Tùng được điều về công tác ở Khu ủy, tham gia Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng. Trong chiến dịch Biên giới 1950, người chiến sĩ cách mạng sinh ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh là Phó Chỉ huy Ban huy động dân công. Tháng 9/1951, Đồng chí Đào Duy Tùng trở thành Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Tháng 1/1953, sau lớp chỉnh huấn ở Khu ủy Việt Bắc, ông là một trong số cán bộ đầu tiên được Trung ương cử đi học tại Trường lý luận Mác - Lênin ở Trung Quốc, sau đó làm công tác hướng dẫn học tập của nhà trường.

Tháng 5/1955, Đồng chí về công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng. Trong hơn 30 năm hoạt động trên lĩnh vực công tác tư tưởng, Đồng chí Đào Duy Tùng đã lần lượt giữ các cương vị: Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Huấn học (1956 – 1962), Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (tháng 12/1962) kiêm Tổng biên tập Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) - cơ quan lý luận chính trị của Trung ương Đảng (1965 - 1982).

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), Đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 11/1980, Đồng chí là Viện trưởng Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin. Một năm sau, Đồng chí Đào Duy Tùng được bầu là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982), Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đồng chí Đào Duy Tùng tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tư tưởng và khoa giáo. Tháng 5/1988, Đồng chí Đào Duy Tùng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

ddtung-3.jpg
Tổng Bí thư Đỗ Mười và đồng chí Đào Duy Tùng cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo).

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), Đồng chí Đào Duy Tùng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư và Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư cho đến tháng 6/1996.

Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí Đào Duy Tùng đã nêu một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng; trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng cơ sở, lần lượt qua các cương vị lãnh đạo từ huyện, tỉnh đến cấp lãnh đạo cao cấp của Đảng là Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư, trước sau đồng chí vẫn giữ trọn phẩm chất của người cộng sản, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Ở đồng chí, niềm tin yêu lý tưởng cách mạng có cái gốc đạo đức vững chắc và một tầm trí tuệ cao, suốt đời phấn đấu không mệt mỏi cho thắng lợi của lý tưởng.

Do có nhiều công lao và thành tích đối với cách mạng, Đồng chí Đào Duy Tùng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác./.

Dự kiến, ngày 13/5/2024 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (TP. Hà Nội), Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Biểu dương, tôn vinh điển hình toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở
    Ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong công tác thông tin cơ sở năm 2024.
  • Trọn vẹn ký ức, tự hào ngày về Thủ đô trong mùa thu lịch sử
    70 năm đã trôi qua nhưng ký ức hào hùng ngày 10/10/1954 vẫn in đậm trong tâm trí các chiến sĩ, nữ sinh Hà thành - nhân chứng lịch sử thực hiện nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng nhớ về Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm về trước, các nhân chứng lịch sử trọn vẹn ký ức, hình ảnh cùng phút thiêng liêng, với những cảm xúc tự hào.
  • 80 ngày Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo quân và dân đấu tranh để tiến tới tiếp quản Thủ đô
    Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho biết, 70 năm trước, tiếp quản Thủ đô không chỉ là mối quan tâm của Đảng bộ, quân và dân Hà Nội, mà hơn hết là của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng nhân dân cả nước. Và tính chung trong 80 ngày (từ 21/7 - 10/10/1954), qua công tác địch vận của ta, đã có hơn 1 vạn binh lính địch chạy trốn khỏi hàng ngũ về với Nhân dân.
  • Từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    “Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả” - GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định.
  • Mở cơ hội, tầm nhìn mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
  • Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động thực tiễn
    Ngày 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
  • Vườn hoa "Người tốt, việc tốt"  của Thủ đô ngày càng rực rỡ
    Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • [Podcast] Chả nhái Bãi Tháp – Đặc sản vùng đất bãi sông Hồng
    Trong kho tàng ẩm thực Hà Nội có nhiều thức quà giản dị được chế biến một cách tinh tế từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Một trong số đó là chả nhái – món ăn của vùng ngoại thành Hà Nội, được cho là xuất hiện từ khoảng 100 năm trước và gắn bó với tên tuổi của hai ngôi làng cổ là Khương Thượng (nay thuộc phường Khương Thượng, quận Đống Đa) và thôn Bãi Tháp (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng).
  • Toàn cảnh Quảng trường Ngọ Môn – điểm cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia ở Cố đô Huế
    Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/10 và cầu truyền hình trực tiếp tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn.
Đừng bỏ lỡ
Đồng chí Đào Duy Tùng: Người con ưu tú của quê hương Đông Anh (Hà Nội)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO