Tác giả - tác phẩm

“Đỉnh Kinh” – Dấu ấn của một nhà văn công an

Trần Ngọc Mỹ 07:07 25/12/2024

Trung tá, nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện là Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I, Bộ Công an. Tập truyện ngắn “Đỉnh Kinh” là ấn phẩm mới nhất của nhà văn Bùi Tuấn Minh, ngay khi phát hành đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Lật đi lật lại 254 trang sách của “Đỉnh Kinh”, đọc kĩ từng tác phẩm, tôi thấy phần lớn nội dung tập truyện xoay quanh hình tượng người lính và chiến sĩ công an, cho thấy nhà văn thực sự nặng tình với màu áo đã gắn bó với cuộc đời mình.

Con nhà lính, lại được tôi luyện trong môi trường quân đội, xuất thân từ người lính đặc công, tôi tin, Bùi Tuấn Minh thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, tâm tư của người lính cụ Hồ thời bình cũng như thời chiến. Trong các tác phẩm của mình, anh khai thác hình tượng người lính thời chiến nhiều hơn, có lẽ bởi nhà văn bị day dứt với những mảnh xước của chiến tranh để lại trong cuộc sống đời thường của người lính trở về từ chiến trường, mà không gian, bối cảnh cụ thể thường được nhắc đến chính là quê hương của nhà văn. Đọc truyện, người ta hình dung đến một ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy, sau lưng là dãy núi Trung Lương (mà quê anh người dân gọi là núi Trầy) với “Bên kia sông”, “Những cơn mưa đồng bằng”, …

bui-tuan-minh-2-.jpg
Tập truyện ngắn “Đỉnh Kinh” là ấn phẩm mới nhất của nhà văn Bùi Tuấn Minh.

Trong không gian làng quê tưởng bình dị, êm đềm, mà phơi đầy xác mưa, chất chứa niềm nỗi của phận người éo le khi bộ đội Chiến lấy một người phụ nữ góa chồng là vợ liệt sĩ, đời này nối tiếp đời kia với những giằng rối hay câu chuyện của bộ đội Bình có người anh trai biệt tăm tích ngoài mặt trận, để lại trong nhà hai người đàn bà góa. Những nỗi đau ám dài, sự chia lìa, mất mát tạo nên bi kịch cho các nhân vật của nhà văn Bùi Tuấn Minh suy cho cùng chính là hậu quả của bom đạn, của chiến tranh. Tuy câu chữ xé lòng người đọc vì đau, vì cảnh đời, phận người trớ trêu thì bầu trời luôn lóe lên nắng ấm bởi tình người, tình đồng đội.

“Mưa Ắng Bằng” hay “Trở lại Nongchan” thấm đẫm nỗi day dứt, ám ảnh khôn nguôi của người lính, dù trận chiến đã khép lại, tâm thức họ còn đau đáu, chưa yên vì nhiều dang dở, vì nhiều chuyện không dễ dàng có thể lãng quên. Có thể thấy, những người lính cứng cỏi xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Bùi Tuấn Minh đều mang nặng nghĩa tình đồng đội. Và tuy cứng rắn với đạn bom chiến trường, mà giữa đời thường, đôi khi khó vượt qua cám dỗ. Bùi Tuấn Minh cũng không ngại ngần lật lên đám mây đó khi viết “Mây trôi rừng chiều”, bởi anh hiểu, suy cho cùng ai cũng là con người bình thường, có lúc yếu mềm, có lúc mắc sai lầm.

minh-3.jpg
Nhà văn Bùi Tuấn Minh (bên phải) tặng sách cho đồng nghiệp.

Nhà văn Bùi Tuấn Minh là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện anh là ủy viên Ban Chấp hành chi hội Nhà văn Công an nhiệm kỳ 2025-2030, anh đã đạt nhiều giải thưởng văn học, nhiều tác phẩm của anh hướng đến đoàn viên và người lao động. Anh từng đạt giải A cuộc thi gương sáng đoàn viên do Công đoàn Công an nhân dân tổ chức năm 2023, giải C năm 2021.

Bên cạnh hình tượng người lính thời chiến, có thể dễ dàng nhận ra những người phụ nữ - hậu phương vững chắc của họ, được nhà văn Bùi Tuấn Minh xây dựng khá tinh tế, luôn là người phụ nữ với những nín nhịn, an phận, giản dị, dịu dàng, chan chứa bao dung, tình yêu… như bà Lịu trong “Đỉnh Kinh”: “Thi thoảng cô bắt gặp ánh mắt của cậu, chúng bừng sáng lên rồi trĩu xuống, cô nghĩ những người có học, họ thường che đậy rất khéo cảm xúc, mù chữ như cô làm sao hiểu được. Cô chấp nhận không gian lặng im đáng sợ ấy trong sự hồi hộp, lo lắng, cho đến khi dần thiếp đi” hay Liên trong “Những cơn mưa đồng bằng”: “Ngày nhận giấy báo tử của anh Hòa, chị suy sụp, khóc đến sưng mắt, ốm vật ốm vã. Bến sông nơi chị vẫn ngồi quạnh hiu, những con sóng xoa bờ rón rén sợ đau lòng người”. Đây cũng là cách lựa chọn phù hợp của nhà văn, bởi lẽ, hầu hết những người mẹ, người vợ, người chị trong thời chiến đều mang cốt cách, tâm hồn dung dị, hướng lòng trọn vẹn về gia đình, người thân, và đặc biệt, biết hi sinh tình riêng vì lí tưởng chung của đất nước.

Phần nội dung tiếp theo của tập truyện, nhà văn Bùi Tuấn Minh đi sâu tình tiết các vụ án cũng như cuộc sống thường nhật của các chiến sĩ công an. Tôi vẫn nghĩ, ngoài lí do thôi thúc viết vì tình yêu dành cho màu áo gắn bó với cuộc đời mình, thì nhà văn chủ động khai thác đề tài này vì đây chính là thế mạnh của anh. Bởi nếu không am hiểu sâu sát, dễ gì mà miêu tả chi tiết, kĩ càng, chính xác loại súng, kĩ thuật bắn súng hay chiến thuật vây bắt tội phạm, đưa ra tình huống rối rắm rồi xử lý tình huống một cách trơn tru, dễ gì mà hiểu tâm lý của cô công an tên Xưa, Ngọc Vạn hay Lam Hà.

Tường tận tình huống và tâm lý nhân vật, cách dẫn dắt của Bùi Tuấn Minh khiến người đọc nhiều lúc thật “khoái” khi được chạm đến tận cùng của sự gay cấn, nguy hiểm, giằng co, đôi lúc lại hồi hộp theo trạng thái mông lung, chênh vênh của các nhân vật khi đắn đo lựa chọn giữa bờ vực mong manh của sáng – tối. Nhân vật của nhà văn có được sự can trường thường phải được rèn giũa, trải qua cả quá trình rèn luyện gian khổ, vấp váp. Đề tài hình tượng lực lượng vũ trang, tưởng dễ mà thật khó, khó để làm sao vượt qua biên độ hiện thực khô khan, có thể tạo nên các tác phẩm văn học sống động, lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc và có giá trị văn chương. Cái ấn tượng Bùi Tuấn Minh mang lại, chính là sự tỉnh táo trong quá trình gõ chữ, anh đã không để tác phẩm lạc lối trong sự nhàm chán.

Khi đọc truyện ngắn Bùi Tuấn Minh, không thể phủ nhận sự từng trải, già dặn của nhà văn với cuộc sống, chắp cánh cho những sáng tạo, khiến truyện ngắn xuất hiện nhiều tình tiết bất ngờ, đáng nghiền ngẫm, cứa sâu vào lòng độc giả. Nhưng với “Hoa đá” hay “Bình minh Đắk D’rao”, tôi thấy nhà văn dù đã khoác lên mình chiếc áo giáp sắc lạnh, cũng không giấu được một tâm hồn thơ lãng đãng nơi sâu thẳm. Giữa lằn danh sinh – tử, gai nhọn, hiểm nguy hiện hữu, cận kề thì những cuộc tình đẹp, đẹp từ lí tưởng sống đến tình yêu riêng tư của nhân vật vẫn nở sáng. Như Bùi Tuấn Minh đã chia sẻ, anh viết thơ cho mình và viết văn cho người.

bui-tuan-minh-1-.jpg
Nhà văn Bùi Tuấn Minh.

Chắc hẳn, nhà văn đã chủ động viết, xuất bản một tập truyện ngắn chứa đựng dung lượng chủ yếu về lực lượng vũ trang để đông đảo độc giả văn chương hiểu hơn về người lính, người công an nhân dân, ngoài đặc thù ngành nghề luôn có bóng đêm rình rập, phải hi sinh cái riêng cho cái chung, thì mỗi số phận nhân vật lại phơi lên một góc khuất, một cảnh đời, họ cũng là người bình thường, trái tim biết thổn thức những nhịp cảm xúc rung động và ngực cũng trĩu nặng nỗi lo toan của đời sống thường nhật.

Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với chuỗi giải thưởng văn chương đã có cho mình, nhà văn Bùi Tuấn Minh đã khẳng định khả năng, vị trí của mình khi dấn thân với truyện ngắn, tôi thấy anh vẫn bền bỉ viết. Tuy vậy, anh tự nhận mình có được những điều đó nhờ may mắn và quá trình văn chương phía trước còn rất dài, anh cần phải đọc, học hỏi, tôi luyện mỗi ngày. “Đỉnh kinh” mới là bước khởi động trên con đường không dễ gì níu giữ nhiều người viết, ngoài sự chăm chỉ, nhiệt huyết, văn chương lại rất cần thực tài. Được biết, sắp tới, anh còn ra một cuốn tiểu thuyết, nội dung bao trùm cũng về đề tài lực lượng vũ trang. Có lẽ, cuộc lao lực ấy cho anh được thỏa nỗi niềm đau đáu, nặng tình màu áo lực lượng.

Chắc chắn rằng, “Đỉnh Kinh” hay cuốn tiểu thuyết sắp xuất bản sẽ mang lại nhiều bất ngờ, giá trị cho bạn đọc, thành công cho nhà văn, khắc họa rõ nét một gương mặt nhà văn mới của lực lượng vũ trang./.

Bài liên quan
  • Giáng sinh ấm áp với sách Kim Đồng
    Chào đón mùa Giáng sinh năm nay, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới đa dạng về thể loại, giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin thú vị về lễ Giáng sinh, những cuốn sách ấm áp về tình yêu thương, sự sẻ chia, hàn gắn, cùng nhiều cuốn sách kiến thức mới lạ, bất ngờ về thế giới xung quanh.
(0) Bình luận
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Đỉnh Kinh” – Dấu ấn của một nhà văn công an
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO