Diễn viên Trọng Hùng: Tôi từng bế tắc khi đọc kịch bản phim “Về nhà đi con”

Ngọc Mai/Giadinh| 12/06/2019 08:29

Trước khi hóa thân thành công vai người chồng vũ phu trong bộ phim gây sốt “Về nhà đi con”, diễn viên Trọng Hùng chia sẻ anh đã từng rất “bế tắc” khi mới đọc kịch bản.

Diễn viên Trọng Hùng. Ảnh: TL

Diễn viên Trọng Hùng. Ảnh: TL

Giảm cân thần tốc để nhận vai

Lý do gì đưa bạn đến với vai diễn này?

- Đó là một sự may mắn đối với tôi trong một ngày đẹp trời, đạo diễn Danh Dũng gọi điện nói: “Hùng ơi, rảnh không em? Qua casting một vai trong bộ phim sắp tới của anh”. Lúc đó tôi đang ở Nghệ An nên lập tức đặt xe ra Hà Nội để casting. Casting xong tôi lại trở về Nghệ An luôn.

Bạn có từng thắc mắc tại sao anh lại được “nhắm” cho vai diễn vũ phu, đáng ghét như thế không?

- Tôi và anh Dũng đã có cơ hội cộng tác trong khá nhiều bộ phim: “Khi đàn chim trở về 3”, “Ánh sáng trước mặt”… lại thân thiết ngoài đời nên anh Dũng nhìn thấy màu diễn của tôi và nghĩ tôi có thể thử dạng vai diễn này.

Tôi cũng nói rằng tôi không chắc có làm tốt được vai diễn này không, anh cũng giúp tôi rất nhiều để hoàn thành tốt vai diễn.

Nói như thế nghĩa là ban đầu anh không tự tin với vai diễn này?

- Sau khi nhận được kịch bản, tôi nhận thấy đây thuộc tuyến vai xấu, không giống với tôi ngoài đời. Một vai diễn đầy thách thức, nặng về mâu thuẫn, giằng xé nội tâm, nhiều chiều sâu tâm lý. Vì thế trước khi quay tôi rất trăn trở, thậm chí mất ngủ mấy đêm liền. Sau đó, tôi phải gọi điện cho anh Danh Dũng, cô Lê Thanh - là cô giáo chủ nhiệm cũng như người mẹ thứ 2 của tôi để nói về những bế tắc.

Thật may mắn khi hai người đã khai thông sự bế tắc cho tôi. Trước hết là phải thay đổi ngoại hình cân nặng đến râu tóc, quần áo và sau đấy là đi sâu diễn tả tâm lí nhân vật Khải - một người chồng hay ghen, đểu, tởm, bẩn bựa (cười). Thế nhưng sau mỗi cảnh quay, tôi đều xin đạo diễn cho xem lại, nếu chưa tốt thì xin phép quay lại.

Anh nói từng “bế tắc” về ngoại hình khi nhận vai Khải?

- Khi nhận được lời mời casting tôi nặng 92kg, béo lắm! Cả tôi, đạo diễn và anh Thành sản xuất đều quan ngại vì còn cần anh Đỗ Thanh Hải duyệt. Vì thế tôi phải nhờ đến hóa trang: Tạo khối mặt bớt to nhưng bụng thì vẫn cứ thế (cười).

Nhưng thú thật, Hà Nội là nơi tôi hoạt động nghệ thuật thôi, còn gia đình vẫn ở Nghệ An. Tôi từng đề nghị với vợ chuyển ra Hà Nội ở, nhưng vợ tôi không muốn vì cô ấy không thích cuộc sống ồn ào. Chiều lòng vợ nên tôi vẫn đi về hai nơi Hà Nội - Nghệ An. Chính vì thế, anh Thanh Hải nhìn thấy sự cố gắng, nhiệt tình của tôi nên đã đồng ý giao vai Khải.

Tuy nhiên sau đấy, anh yêu cầu tôi trong 7 ngày phải giảm được 6kg. Tôi “vâng” để đó xong bắt đầu hoang mang, vì giảm kỷ lục như thế là điều không thể, nếu giảm được thì chỉ có hút mỡ thôi!

Cuối cùng sau nhiều cố gắng giảm được 3,5kg trước khi quay. Mọi người xem mấy tập đầu sẽ thấy, cái bụng tôi vẫn cứ phình ra. Nhưng dần dần trong quá trình quay và chế độ ăn điều độ nên tôi giảm từ 92kg còn 80kg. Tôi vẫn muốn giảm thêm được 5kg nữa thì đẹp.

Mục kích sở thị sới bạc để phục vụ vai diễn

Hình ảnh Khải do Trọng Hùng thủ vai trong phim rất đáng sợ.

Hình ảnh Khải do Trọng Hùng thủ vai trong phim rất đáng sợ.

Bạn nói nhân vật Khải khác hoàn toàn với Trọng Hùng ngoài đời, vậy chất liệu để bạn nhập vai?

- Để diễn vai thằng đàn ông nghiện cờ bạc nên tôi phải đi tìm hiểu tư liệu trên Internet, đi theo các anh vào sới bạc mục kích sở thị xem hoạt động, cách chia bài, xóc đĩa, cách chơi như thế nào? Đặc biệt chú ý quan sát rất tỉ mỉ cách những con bạc cay cú, khát tiền ra sao để đưa vào vai diễn.

Khi nhập vai bạn cảm thấy đã lột tả được bao nhiêu % so với thực tế?

- Theo tôi thì chỉ lột tả được 70-80% thôi. Trong một sới bạc, mỗi người một biểu hiện, khi thua họ cũng sẽ bộc lộ khác nhau: Người im lặng, trầm ngâm; kẻ gào thét cay cú… Tôi không thể đưa hết vào vai diễn mà phải chọn lọc những biểu hiện tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật sao cho khán giả xem và thấy đời nhất.

Vậy còn những cảnh Khải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với phụ nữ thì thế nào?

- Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ động tay, động chân với phụ nữ chứ đừng nói là vũ phu. Trong phim, có cảnh tát Huệ, tôi tát thật, còn in 5 lốt ngón tay lên má. Nhưng tôi cũng phải xin lỗi Thu Quỳnh trước, vì phải tát thật để lột tả được đúng nhân vật, thể hiện vai diễn một cách chân thật nhất. Điều đó cũng thể hiện sự tôn trọng khán giả.

Tôi và Thu Quỳnh đều hiểu được điều đó nên cả hai cố gắng diễn tốt nhất và mọi sự được đền đáp bởi sự ủng hộ của khán giả. Nhưng nếu bây giờ có bảo tát lại tôi cũng không dám, tôi rất sợ khi động tay động chân với 1 người phụ nữ, nhất lại là người đẹp như Thu Quỳnh.

Phim đang nhận được sự yêu mến của khán giả nhưng khi bắt đầu với kịch bản làm lại, một vai diễn phụ, tuyến vai xấu, bạn có nghĩ đến “viễn cảnh” sẽ được quan tâm như hiện nay không?

- Trong mấy năm gần đây, phim của VFC được đầu tư rất kỹ về kịch bản, diễn viên và truyền thông cực mạnh nên phim đến gần khán giả hơn.

Khi làm phim thì ai cũng mong muốn đạt phim hot và rating cao, nhưng không phải bộ phim nào cũng làm được. Bây giờ, khán giả rất tinh và có yêu cầu cao, đặc biệt là sự chân thật, đời nhất… để người xem cảm thấy rằng họ không phải đang xem phim mà đang chứng kiến một gia đình hay một sự kiện diễn ra xung quanh họ. Tôi cảm nhận được phim “Về nhà đi con” mang lại cho khán giả cảm giác như thế. Người xưa có câu, hay không bằng hên mà bộ phim lại được cả hay cả hên (cười).

Sau những lo lắng cuối cùng bạn đã khá thành công với vai người chồng vũ phu, sắp tới bạn muốn thử sức với dạng vai thế nào?

- Hình ảnh như Khải là ngoại hình bộc lộ tính cách nhưng xã hội còn khá nhiều người đàn ông ăn mặc rất trí thức, mặc vest, suit lịch sự nhưng về nhà lại đánh vợ “không trượt phát nào”. Đấy mới là điều đáng ghê tởm, sợ hãi. Tôi cũng muốn làm dạng vai như thế.

Tôi cũng hy vọng, nhưng không biết các đạo diễn, nhà sản xuất có cho hay không. Lại phải đợi vậy.

Các tên tuổi trở thành “Sao” nhờ một bộ phim thường nhận được khá nhiều lời mời quảng cáo hay sự kiện. Với bạn thì thế nào?

- Với những diễn viên nữ nổi lên sẽ có nhiều lời mời hơn từ các trung tâm sắc đẹp, mỹ phẩm... Còn đối với diễn viên nam lại khác, họ cũng tham gia sự kiện hay showroom nhưng tôi thuộc vai diễn phản diện nên để có lời mời sự kiện hay đại diện hình ảnh thì hơi khó. Tôi không phải là một người kén chọn sự kiện, nhưng tôi lại rất ngại việc định giá bản thân. Vì thế có lời mời tôi cũng chưa biết phải làm thế nào, cứ để nhãn hàng đưa mức hợp lý chứ tôi không báo giá. Nhưng chắc cũng phải làm quen dần.

Cảm ơn chia sẻ của Trọng Hùng!

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Góp thêm tiếng nói xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
    6 đội tham gia “Liên hoan tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Thị xã Sơn Tây đã có những màn trình diễn ý nghĩa góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm,…
  • Chuỗi tiện ích phong cách hoàng gia nâng tầm chuẩn sống thượng lưu tại Đảo Vua
    Tọa lạc tại vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, phân khu Đảo Vua mang đến cho gia chủ trải nghiệm sống phong cách hoàng gia sang quý nhờ những tiện ích đặc quyền như Ngự Hoa Viên và trường học ngay nội khu hay Vincom Mega Mall cách vài bước chân.
Đừng bỏ lỡ
Diễn viên Trọng Hùng: Tôi từng bế tắc khi đọc kịch bản phim “Về nhà đi con”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO