Ẩm thực

Diễn viên Thái Dương khoe đặc sản cá thính Lập Thạch tới khán giả cả nước

Mai Chi 14/10/2023 18:57

Diễn viên Thái Dương của loạt phim truyền hình ăn khách "Làng trong phố", "Món quà của cha" kể về món đặc sản cá thính Lập Thạch trong chương trình Của ngon vật lạ (phát sóng lúc 12 giờ ngày 15/10/2023 trên VTV3).

ca-thinh2.jpg
Cá thính Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) là món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.

Diễn viên Thái Dương sinh ra và lớn lên ở dưới chân ngọn núi Tam Đảo và đặc sản của vùng quê anh ở là su su. Những món ăn gắn với tuổi thơ của anh là món thịt kho, cá kho, giả cầy của mẹ nấu. Hồi nhỏ, Thái Dương vẫn vào bếp tự chuẩn bị cho mình vài món ăn đơn giản và sở trường ấy vẫn được “bảo lưu” tới giờ gồm cơm rang, thịt luộc. Món Cá thính Lập Thạch mãi sau này anh mới biết tới, vị hơi mặn nên ăn với cơm rất ngon.

Vì thế, xuất hiện ở vị trí giám khảo khách mời trong chương trình Của ngon vật lạ diễn viên Thái Dương tự hào giới thiệu về món ăn cá thính Lập Thạch: “Dương muốn mọi người biết mình là một người con Vĩnh Phúc”. Vưà tham gia một gameshow truyền hình về ẩm thực, Thái Dương đại diện quê hương mình để giới thiệu một món ăn đặc sản của vùng đất anh đã sinh ra và lớn lên.

ca-thinh.jpg
Diễn viên Thái Dương (thứ 3 từ trái sang) chia sẻ món ăn cá thính Lập Thạch trong chương trình Của ngon vật lạ phát sóng trưa ngày 15/10/2023 trên kênh VTV3.

Món cá thính đặc sản Lập Thạch nổi tiếng khắp Việt Nam. Nguyên liệu làm nên món ăn này bao gồm cá tươi, ngô, đậu rang, muối, lá ổi. Loại cá làm ngon nhất là cá quả, cá mè, cá trôi. Cá tươi rửa sạch, mổ bỏ ruột, cạo sạch màng đen trong bụng cá, chặt vây rồi ướp muối trắng, xếp cá vào lọ nén. Cá ướp xong đem vắt kiệt nước, lấy thính ngô, đậu nhét đầy vào bụng, vào mang cá, bóp kỹ rồi xếp vào lọ sành đã phơi khô, mỗi lượt cá cho thêm một lượt lá ổi. Trên cùng là rơm khô (đã nhặt hết lá chân, vò kỹ, rũ sạch) nhét chặt vào lọ.

Cá thính Lập Thạch ăn không khô như cá mắm biển, không nhão như cá nướng tươi hoặc rán. Để miếng cá trên đĩa trông như miếng bánh đa mật. Gỡ cá ra thịt có màu mận chín. Khi ăn, những hạt thính thơm, giòn giòn sậm sựt hoà quyện với vị ngọt đậm của cá đọng mãi trên đầu lưỡi, tạo nên một vị hương lạ, hấp dẫn mà các món cá khác ở miền xuôi không có được.

ca-thinh3.jpg
Cá thính Lập Thạch ăn không khô như cá mắm biển, không nhão như cá nướng tươi hoặc rán.

Để mang tới hương vị chân thực của món ăn gửi tới khán giả, Food Blogger Tùng Nếm thực hiện trải nghiệm món cá thính Lập Thạch tại Vĩnh Phúc. Có vị chua chua, mằn mặn đặc trưng, món cá thính được người dân Lập Thạch nghĩ ra cách chế biến riêng. Người làm phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, từ việc chọn cá để sơ chế và công đoạn bảo quản để giữ hương vị truyền thống. Từ lâu, cá thính được sử dụng như một món quà đặc sản quê hương mà người dân Lập Thạch dành tặng khách quý. Món ăn dân dã chứa đựng biết bao tâm huyết và sự trân trọng của người dân nơi đây.

Cùng so tài vào bếp trong Của ngon vật lạ chủ đề Cá thính Lập Thạch là Ca sĩ Yến Lê - mẹ Tạ Thị Thư (đội Bếp bà Thư) và hai chị em Nguyễn Thị Hồng Thuỷ - Nguyễn Thị Cẩm Tú (đội Bếp Melody). Mỗi đội chơi mang tới chương trình những câu chuyện liên quan tới căn bếp. Với ca sĩ Yến Lê, do công việc bận rộn nên món “tủ” chỉ gồm luộc trứng, rán trứng và trộn xa lát. Bù lại, mẹ Yến Lê nấu ăn rất ngon.

Bố mất sớm, mẹ ở vậy chăm sóc hai anh em ăn học, những món ăn từ tay mẹ nấu đã nuôi cả gia đình. Món ăn Yến Lê nhớ nhất là thịt kho cốt dừa, mỗi lần nấu mẹ sử dụng kẹo đắng lên màu, cái vị đó đi đâu thật xa vẫn nhớ mãi. Với cô chị Hồng Thuỷ của đội Bếp Melody, là chị cả trong gia đình có tới 5 chị em gái ở Thanh Trì - Hà Nội, mỗi khi bố mẹ vắng nhà, chị cả vào bếp chăm sóc cả đàn em. Cẩm Tú là trợ thủ đắc lực phụ bếp cho chị từ nhỏ tới giờ.

ca-thinh5.jpg
Hai đội chơi trong chương trình Của ngon vật lạ được trải nghiệm và tìm hiểu về món đặc sản cá thính Lập Thạch.

Món Cá thính Lập Thạch làm khó 2 đội chơi ở vòng Thực nếm và Thực hiểu khi cả 2 đội đều nắm giữ rất ít câu trả lời đúng, đồng nghĩa với việc quỹ thời gian cho phần Thực nấu cực kỳ eo hẹp. Với câu hỏi “Thính trong món ăn được làm từ gạo đúng hay sai?”, hai đội chơi đều khẳng định nguyên liệu là gạo nhưng đáp án đúng lại là ngô rang giã nhỏ.

Chủ đề của vòng Thực nấu dường như không quá khó: sushi với những nguyên liệu của món ăn gốc cá thính Lập Thạch. Cả hai đội chơi đều chưa từng thử sức với món ăn này, nguyên liệu mới mẻ và điều khó khăn nhất đó là tổng số thời gian mà họ có được ngắn nhất từ trước tới giờ./.

Bài liên quan
  • Một vài góc nhìn về văn hóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nội
    Năm 2010, dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi và PGS.TS Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội (2005-2013) nhận trách nhiệm biên soạn bộ sách “Tuyển tập tác phẩm về văn hóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nội” nằm trong Tủ sách Thăng Long 1000 năm (Nxb Hà Nội, 2010). Công việc này giúp tôi có được một hình dung tương đối đầy đủ và rõ nét về văn hóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nội xưa và nay; đồng thời chỉ dẫn tôi tiếp cận với những tác giả có tác phẩm viết về văn hóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nộ
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Diễn viên Thái Dương khoe đặc sản cá thính Lập Thạch tới khán giả cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO