Diễn ngôn ký ức trong "Lục bát giao mùa" của thơ Nguyễn Hoàng

Nguyễn Việt Chiến| 22/05/2020 09:14

Diễn ngôn ký ức trong

Lục bát giao mùa là tập thơ thứ hai của tác giả Nguyễn Hoàng sau tập thơ Giọt thời gian in tại NXB Hội Nhà văn năm 2018. Là một cựu chiến binh trở về với miền đồi núi nghèo khó Sóc Sơn (Hà Nội) sau chiến tranh, thơ đến với anh hơi muộn qua chặng đời thăng trầm, vất vả mưu sinh từ khởi nghiệp đến lập nghiệp. Tới nay, khi cuộc sống đã vợi bớt những lo toan, trăn trở thường ngày, Nguyễn Hoàng đến với thơ cùng những nỗi niềm giao cảm trước tình người, tình đời và trước cảnh sắc thiên nhiên đã từng lay động trái tim mẫn cảm của một người thơ giàu ký ức. Ở bài viết này, tôi chỉ đề cập tới những diễn ngôn ký ức trong thơ Nguyễn Hoàng.

Một trong những diễn - ngôn - thơ giàu ký ức đã đưa tác giả Nguyễn Hoàng ngược về miền quá khứ đó là những kỷ niệm về người cha thương kính: 

Bố tôi 
Khuất núi lâu rồi
Những khi nhớ 
Lại lệ rơi thành dòng
Nỗi niềm thương kính 
Mênh mông
Người cha 
Lẫn dáng lão nông tri điền

Trở giời 
Sức chẳng còn nguyên
Cắn răng ru sốt 
Ngủ yên đáy lòng

Trẻ thơ 
Bỏ bữa chiều đông
Thương con đứt ruột 
Nói không nên lời

Hiếm hoi 
Giọt nước mắt rơi
Vì con 
Đâu sợ cuộc đời chông gai
(Bố tôi)

Những câu thơ giản dị nói trên như một lời tâm sự, bộc bạch của đứa con với người cha thương kính. Hình như trong bài này, tác giả Nguyễn Hoàng không định làm thơ mà anh chỉ thưa với cha bằng mấy dòng lục bát với tấm tình trân quý của người con trước công lao trời bể của cha: 

Gia đình 
Gánh trĩu đôi vai 
Tháng ngày chuệnh choạng 
Đường dài bố đi

Quần chùng 
Chẳng sắm mấy khi
Áo sờn cúc 
Có tìm khuy bao giờ

Nuốt nghèo 
Nuôi một giấc mơ
Bán thân mong mỏi 
Con thơ nên người
(Bố tôi)

Bóng nghiêng 
Tự hẹn với mình
Đến thăm 
Ông bạn thương binh gần nhà

Bích đào thắm 
Những bông hoa
Ôm nhau 
Dành tặng món quà 
Ngày xuân

Ngang chiều 
Mang chiếu rải sân
Nhíu mày bỏ nạng 
Tháo chân ra ngồi

Lê lê tay 
Rót nước mời
Chén trà nóng rẫy 
Tim tôi nghẹn ngào
(Thăm bạn hàng xóm)

Tôi cho rằng những câu thơ trên cũng nằm trong một diễn ngôn ký ức, khi cái phần quá khứ của cuộc chiến tranh tàn khốc tuy đã đi qua hàng mấy chục năm nhưng vẫn không chịu ngủ yên trong nỗi trăn trở của Nguyễn Hoàng trước mất mát của đồng đội. Với câu thơ “Bão qua/ Trót một cành rơi/ Để rừng cây/ Mãi xanh tươi bốn mùa” - tính diễn ngôn ở đoạn cuối bài thơ này đã được tác giả nâng lên như một lời chia sẻ, như một sự động viên bạn mình:     
Trầm ngâm
Ăn điếu thuốc lào
Một làn khói trắng 
Thổi vào bình yên

Chia tay 
Chưa nỡ đứng lên
Nỗi đau mất mát 
Đã quên đâu rồi

Bão qua
Trót một cành rơi
Để rừng cây 
Mãi xanh tươi bốn mùa
(Thăm bạn hàng xóm)

 Ở bài thơ thứ hai viết về người bạn thương binh hỏng mắt, diễn ngôn ký ức trong thơ Nguyễn Hoàng vẫn là dòng chảy suy tư, trăn trở của người thơ từng đi qua chiến tranh, từng nếm trải những đau thương, mất mát khi chia sẻ với nỗi đau của đồng đội khi quê hương đã trở lại thanh bình.

Đến thăm 
Ông bạn thương binh
Ôm nhau 
Giữa biển nghĩa tình chân quê
Xóm nghèo 
Rợp bóng rặng tre
Mái tranh đội nắng
Trưa hè lim dim

Gậy quen 
Quờ quạng lần tìm
Ngắm anh 
Ngấn lệ con tim chảy buồn

Dù trên vai áo 
Vải sờn
Vẫn vương dáng lính 
Trường Sơn thuở nào
(Thăm bạn)

Viết về mất mát mà không bi lụy, viết về đau thương mà không thở than yếu đuối, đấy cũng là một đặc điểm trong diễn ngôn ký ức của thơ Nguyễn Hoàng. Và đoạn cuối trong bài thơ thứ hai viết về người bạn thương binh đã ghi nhận điều ấy:

Chạnh lòng 
Thương mến nao nao
Kính đen chạm vẻ 
Hanh hao tuổi già

Chia tay 
Khi bóng chiều tà
Bồng bềnh trắng muốt 
Mây xa in trời
Mắt anh 
Dù chẳng còn cười
Nhưng nay 
Tổ quốc muôn đời sáng danh
(Thăm bạn)

Qua mấy bài thơ giàu tính diễn ngôn ký ức nói trên, có thể ta đã thấy được hết những ưu điểm - nhược điểm, cái được và cái chưa được trong thơ Nguyễn Hoàng. Theo tôi, khi đưa hiện thực đời sống vào thơ, Nguyễn Hoàng dường như vẫn còn nghiêng về phía tả chân, tả thực nhiều quá và đôi khi anh cũng ham diễn giải. Bởi với thi ca thì cái hiện thực đời sống trong thơ phải được nâng lên thành hiện thực có chất thơ chứ không thể chỉ dừng lại ở chất văn vần. Mặc dù trong văn vần có chút nào đó là thơ và trong thơ có chút nào đấy là văn vần, nhưng với một bài thơ đúng nghĩa thì chất thơ phải nhiều hơn chất văn vần.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Diễn ngôn ký ức trong "Lục bát giao mùa" của thơ Nguyễn Hoàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO